SÁCH GIÁO LÝ: BẢN HOÀ TẤU ĐỨC TIN

tháng 7 29, 2023 |
















Xem tiếp…

KINH THÁNH VÀ GIÁO LÝ

tháng 7 28, 2023 |










Xem tiếp…

BỐ CỤC 4 PHẦN CHÍNH CỦA GIÁO LÝ

tháng 7 27, 2023 |







Xem tiếp…

GIÁO LÝ XƯNG TỘI RƯỚC LỄ (Lm Phêrô Nguyễn Hữu Duy)

tháng 3 11, 2023 |

Lời giới thiệu

1-“Cha sở phải đặc biệt liệu sao để huấn giáo thích hợp nhằm việc cử hành các bí tích. Các trẻ em được chuẩn bị đúng cách về việc xưng tội và rước lễ lần đầu...” (Giáo luật, điều 777)

2-“Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo được trao cho mọi tín hữu và cho những ai muốn biết điều Hội Thánh Công Giáo tin và một cách rất đặc biệt “nhằm khuyến khích và giúp soạn những sách giáo lý mới ở địa phương, quan tâm đến những hoàn cảnh và những nền văn hoá khác nhau, nhưng phải cẩn trọng bảo vệ tính thống nhất đức tin và sự trung thành với giáo lý Công giáo.” (Hướng Dẫn Tổng Quát Dạy Giáo Lý-Bộ Giáo Sĩ-1997-số 131)

3- Đó là lý do tôi soạn “Giáo Lý Xưng Tội Rước Lễ Lần Đầu” này, gồm 52 bài giáo lý, với 107 câu, trích trực tiếp trong số 670 câu từ “BẢN HỎI THƯA GIÁO LÝ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO”-2013, của Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin, trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (có số trong dấu [ ] để tham chiếu); và chia thành 4 phần chính theo thứ tự như giáo lý của Tòa Thánh. Mỗi bài có nguồn Lời Chúa và thường là 2 câu giáo lý, để các em dễ ghi nhớ trong tuần, phần kinh nguyện ở cuối sách tùy nghi sử
dụng...Đây là cố gắng của một cha sở, giúp con em mình tiếp cận ngay với bản giáo lý chung mới nhất của Giáo Hội Việt Nam, tìm được niềm vui học biết Chúa và làm con Chúa. Rất mong được giúp đỡ để hoàn thiện hơn.
                           Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy

Xem tiếp…

GIÁO LÝ THÊM SỨC (Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy)

tháng 3 11, 2023 |

Lời giới thiệu

1-“Cha sở phải đặc biệt liệu sao để huấn giáo thích hợp nhằm việc cử hành các bí tích. Các trẻ em được chuẩn bị đúng cách về việc xưng tội và rước lễ lần đầu, cũng như việc lãnh nhận bí tích thêm sức nhờ việc giảng dạy giáo lý trong một thời gian thích hợp; các em này được đào tạo về giáo lý một cách dồi dào hơn và thâm sâu hơn, sau khi đã được rước lễ lần đầu...” (Giáo luật, điều 777) 

2-“Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo được trao cho mọi tín hữu và cho những ai muốn biết điều Hội Thánh Công Giáo tin và một cách rất đặc biệt “nhằm khuyến khích và giúp soạn những sách giáo lý mới ở địa phương, quan tâm đến những hoàn cảnh và những nền văn hoá khác nhau, nhưng phải cẩn trọng bảo vệ tính thống nhất đức tin và sự trung thành với giáo lý Công giáo.” 
(Hướng Dẫn Tổng Quát Dạy Giáo Lý-Bộ Giáo Sĩ-
1997-số 131).

3- Đó là lý do tôi soạn “Giáo Lý Thêm Sức” này, gồm 77 bài giáo lý, với 165 câu, trích trực tiếp trong số 670 câu từ “BẢN HỎI THƯA GIÁO LÝ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO”-2013, của Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin, trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (có số trong dấu [ ] để tham chiếu); và chia thành 4 phần chính theo thứ tự như giáo lý của Tòa Thánh. Mỗi bài có nguồn Lời Chúa và thường gồm 2 câu giáo lý, để các em dễ ghi nhớ trong tuần, có lúc lập lại, hoặc cần đọc lại những câu đã học khi xưng tội rước lễ lần đầu, để dễ hiểu bài giáo lý mới; phần kinh nguyện ở cuối sách tùy nghi sử dụng...Đây là cố gắng của một cha sở, giúp con em mình tiếp cận ngay với bản giáo lý chung mới nhất của Giáo Hội Việt Nam, tìm được niềm vui học biết Chúa và làm chứng cho Chúa Kitô. Rất mong được giúp đỡ để hoàn thiện hơn.

(XIN MỜI ĐỌC TIẾP)

Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy
Xem tiếp…

GIÁO LÝ VÀO ĐỜI (Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy)

tháng 3 11, 2023 |

Lời giới thiệu

Nhiều Cha Xứ rất ưu tư với việc dạy giáo lý cho các em đã được Thêm Sức, bước vào độ tuổi của ngành Nghĩa Sĩ trong phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể. Lớp giáo lý này có nhiều tên gọi như: Thăng Tiến, Bao Đồng hay Vào Đời...

Các ngài đã từng khích lệ tôi soạn cuốn “Giáo Lý Dự Tòng từ Thánh Lễ”, nay đề nghị tôi soạn thêm giáo lý cho lứa tuổi này. 

Đây cũng là thao thức của tôi, muốn những người trẻ trong giáo xứ mình coi sóc thực hành lời dạy của ĐTC Bênêđíctô 16 “Hãy nghiên cứu giáo lý !” (Giới thiệu YouCat, số 10), nên tôi thử soạn cuốn Giáo Lý Vào Đời này. 

Lương thực là Lời Chúa, gia vị là giáo huấn của Hội Thánh đã có sẵn, rất dồi dào phong phú, tôi chỉ như một người “đầu bếp bình dân”, trong khi chu toàn dọn “tiệc Lời Chúa và Thánh Thể” hằng ngày, lúc nào khỏe thì “xào nấu” thêm, để tạo ra một món ăn dân dã, với ước mong góp chút hương vị giữa bao cao lương mĩ vị khác. 

Nhờ các cha, các giáo lý viên tu sĩ và giáo dân, nhất là những “đầu bếp lành nghề” chế biến lại, để các bạn trẻ thưởng thức giáo lý như một món ăn tinh thần hợp khẩu vị và bổ dưỡng. 

(XIN MỜI ĐỌC TIẾP)

Mũi Né, ngày 16/06/2017
Kỷ niệm 5 năm Cha Sở Mũi Né
Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy
Xem tiếp…

GIÁO LÝ HÔN NHÂN (Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy)

tháng 3 11, 2023 |

Bạn thân mến!

1- Thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II, trong tông huấn Gia Đình (GĐ) đã dạy: “Hôn nhân gia đình là một trong những điều thiện hảo quí giá nhất của nhân loại.” (số 1)

2- Nhưng gia đình ngày nay chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của cuộc sống, có nguy cơ đánh mất những giá trị truyền thống linh thiêng bao đời... đặc biệt, sự rạn nứt, chia rẽ dưới nhiều hình thức khác nhau làm tổn thương đặc tính “bất khả phân ly” của hôn nhân Công Giáo. Rất quan tâm đến những khó khăn và khủng hoảng của gia đình, Hội Thánh Công Giáo tại Việt Nam có ba năm mục vụ liên tiếp cho gia đình : 2017-giúp “Bạn trẻ chuẩn bị hôn nhân gia đình”; 2018-“Đồng hành với các gia đình trẻ” và 2019-“Đồng hành với những gia đình khó khăn”. Mục vụ gia đình vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu của các mục tử.

3- Góp phần nhỏ bé của mình trong sứ vụ quan trọng ấy, tôi soạn cuốn GIÁO LÝ HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH này, bằng việc trích trực tiếp từ tông huấn “Gia Đình” của thánh Gioan Phaolô II, tông huấn “Niềm Vui của Tình Yêu” của ĐTC Phaxicô, suy tư của Ủy Ban Mục Vụ Gia Đình (UBMVGĐ) và sách “Giáo lý hôn nhân và gia đình” của Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin-trực thuộc HĐGMVN. 

Đây là cố gắng của một cha sở, giúp bạn trẻ chuẩn bị lãnh bí tích Hôn Phối, vừa có tài liệu gọn nhẹ để học tập khi chuẩn bị kết hôn, vừa làm hành trang sống đời hôn nhân và thánh hóa “gia đình là kho tàng của nhân loại.” (ĐTC Phanxicô). 

Rất mong được giúp đỡ để hoàn thiện hơn.

(XIN MỜI ĐỌC TIẾP)

                                                                              Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy

Xem tiếp…

1_GIÁO LÝ DỰ TÒNG -THÁNH LỄ (Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy)

tháng 3 11, 2023 |

Quý Cha và quý anh chị Giáo Lý Viên thân mến!

Sau gần mười năm dạy Giáo lý cho các anh chị em Dự Tòng, bản thân tôi nhận thấy rằng cho đến nay các thủ bản và các tài liệu dạy Giáo lý Dự Tòng rất ít ỏi; mỗi giáo phận chỉ có một vài tập sách đơn sơ, và cũng rất ít tài liệu dành cho các anh chị em dự tòng đọc thêm. Vả lại, những tài liệu này thường hơi khô khan và khó hiểu. Người dạy rất mất thời gian để cắt nghĩa, để giải thích các khái niệm, các từ ngữ trong đạo. Điều này cũng khiến cho nhiều bạn Dự Tòng cảm thấy không mấy hứng thú khi học Giáo lý.

Gần đây, cha Phêrô Nguyễn Hữu Duy tặng cho tôi tập sách nhan đề “Giáo Lý Dự Tòng từ Thánh lễ”. Đọc qua, tôi rất mừng. Mừng vì thấy tập sách này có ba điểm son sau đây:

-Thứ nhất, tập sách được biên soạn theo một cách thức khá mới mẻ: dựa vào các lời đọc quan trọng trong Thánh lễ để khai triển Giáo lý. Điều này vừa giúp cho người học hiểu biết Giáo lý, vừa hiểu biết về Thánh lễ, để nhờ đó họ có thể tham dự Thánh lễ một cách ý thức và sốt sắng hơn. 

-Thứ hai, sách được viết dưới dạng hội thoại: các bạn dự tòng đặt vấn đề và người dạy giải thích, cắt nghĩa. Và rồi sau mỗi phần hội thoại, còn có phần ghi nhớ bằng các câu hỏi thưa ngắn và những gợi ý thực hành. Đây là cách tiếp cận khiến cho người học tích cực hơn và chủ động hơn. 

-Thứ ba, đây cũng là cuốn sách hiếm hoi đưa vào các yếu tố hội nhập văn hóa, vốn rất quan trọng trong việc trình bày Giáo lý cho các anh chị em Dự Tòng, là những người đa phần được nuôi dưỡng trong cái nôi văn hóa Việt. Chắc chắn, người học sẽ cảm thấy việc học trở nên thú vị hơn và cũng dễ dàng lĩnh hội hơn. 

Vì những lý do trên, thiết nghĩ cuốn sách này là một hành trang quý báu cho Quý Cha và quý Giảng Viên trong việc dạy giáo lý Dự Tòng. Cả trong trường hợp Quý Cha dạy theo một thủ bản khác thì vẫn có thể cung cấp cuốn sách “Giáo Lý Dự Tòng từ Thánh lễ” này cho các anh chị em Dự Tòng làm tài liệu đọc thêm. Cầu chúc cho Quý Cha và quý Giáo Lý Viên thành công trong việc truyền thông đức tin cho những người chưa biết Chúa.

(XIN MỜI ĐỌC TIẾP)

Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
Xem tiếp…

2_GIÁO LÝ DỰ TÒNG -THÁNH KINH (Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy)

tháng 3 11, 2023 |


Lời giới thiệu

1- Sau 6 năm thử nghiệm cuốn “GIÁO LÝ DỰ TÒNG từ Thánh Lễ”, được nhiều người sử dụng, nhưng có những Dự Tòng ít học cần tài liệu đơn giản, vắn gọn hơn; nay xin soạn thêm “GIÁO LÝ DỰ TÒNG từ Thánh Kinh” này.

2- Thật ra, giáo lý nào cũng từ Thánh Kinh, vì “Kinh Thánh là nguồn mạch của giáo lý“, nhưng để liên tục với tựa sách cũ, và được gợi hứng bởi lời ĐTC Phanxicô nói với Hội nghị Giáo lý của HĐGM Ý, ngày 30/01/2021 : “Dạy Giáo lý là làm vọng lại Lời Chúa. Trong việc chuyển tải đức tin, Kinh Thánh như tài liệu căn bản nhắc nhớ... Vì thế, việc dạy Giáo lý là “làn sóng dài” của Lời Chúa, để chuyền tải niềm vui Tin Mừng trong cuộc sống.”, “GIÁO LÝ DỰ TÒNG từ Thánh Kinh” được khởi nguồn từ Lời Chúa, giúp học viên đọc ngay bản văn Kinh Thánh là nền tảng giáo lý.

3- Với nỗ lực “làm vọng lại Lời Chúa” và “kể lại câu chuyện Chúa Giêsu” (Liên HĐGM Á châu) cho các Dự Tòng, xin mạn phép trích những đoạn căn bản của bộ Kinh Thánh theo bản dịch Các giờ kinh phụng vụ, và những câu hỏi thưa của Uỷ Ban Giáo Lý Đức Tin trực thuộc HĐGMVN làm thành tập sách này.

4- Có thể dùng tập sách nhỏ này như thủ bản cho học viên, và “Giáo Lý Dự Tòng từ Thánh Lễ” như là giáo án cho Giáo lý viên. Đây là một cố gắng “tân Phúc Âm hoá” của một Cha Sở trân quí những người Dự Tòng đến xin học đạo, muốn giúp họ học giáo lý cách nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Vì thu gọn nên không tránh khỏi thiếu sót, hy vọng Giáo lý viên bổ túc trong lúc giảng dạy, giúp học viên đọc Kinh Thánh và giải thích Lời Chúa cho họ.

  (XIN MỜI ĐỌC TIẾP)                                             Cù Mi, 08/09/2021
                                                                                         Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy
                                                                            Kỷ niệm 21 năm Linh Mục- 18 năm Cha Sở

Xem tiếp…

CÙNG ĐỌC TOÁT YẾU GIÁO LÝ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO, Phần I: Tuyên xưng Đức tin

tháng 3 11, 2023 |

LỜI GIỚI THIỆU

Các bạn Giáo Lý Viên thân mến, Chúng ta đã bắt đầu chương trình huấn luyện GLV cấp 1 tại các Giáo hạt. Có thể Bạn đã đăng ký học hoặc chưa có điều kiện đăng ký theo khóa huấn luyện này. Cũng có thể Bạn là giáo lý viên đang trực tiếp giảng dạy. Loạt bài sau đây được gởi đến tất cả các bạn như một hành trang nhằm giúp bạn tìm hiểu và sống đức tin của mình, hướng tới ngày khai mạc Năm Đức Tin vào tháng 10 sắp tới.

Xin giới thiệu với các Bạn loạt bài “CÙNG ĐỌC TOÁT YẾU GIÁO LÝ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO” do Cha Phêrô Nguyễn Hữu Duy trình bày theo dạng một cuộc trò chuyện. Hy vọng các Bạn Giáo lý Viên sẽ được đọc Toát yếu Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo một cách thú vị hơn.

(XIN MỜI ĐỌC TIẾP)

Ban Giáo Lý GP Phan Thiết
Xem tiếp…

CÙNG ĐỌC TOÁT YẾU GIÁO LÝ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO, Phần II: Cử hành Mầu nhiệm Kitô giáo

tháng 3 11, 2023 |

LỜI GIỚI THIỆU

Các Bạn Giáo Lý Viên thân mến,

Kể từ ngày bắt đầu khóa huấn luyện Giáo Lý Viên cấp I, chúng ta đã cùng theo dõi 20 buổi trò chuyện của Cha Phêrô với anh Nguyễn Thiện Chí về Kinh Tin Kính. Những buổi trò chuyện ấy đều theo sát “Phần I: Tuyên xưng đức tin” của cuốn Tóat Yếu Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo. 

Được biết không những các Bạn Giáo lý viên thuộc GP Phan Thiết, mà còn rất đông các Bạn ở những Giáo phận khác cùng vào đọc tại trang gpphanthiet.com hay trang giaolyductin.org của Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin thuộc HĐGM VN. Ngoài ra còn nhiều Bạn yêu cầu có bản văn để đọc. 

Vì thế, sau cuốn “Cùng Đọc Toát yếu Giáo Lý HTCG tập I”, giới thiệu “phần I: Tuyên xưng đức tin”, đáp ứng tài liệu học tập cho các Bạn, chúng tôi xin tiếp tục giới thiệu tập II “Phần II: Cử hành mầu nhiệm Kitô giáo”. Mời các Bạn tiếp tục theo dõi cuộc trò chuyện về Phụng Vụ.

Cầu chúc các Bạn đầy tràn niềm vui để chuẩn bị thật tốt cho ngày Đại Hội Giáo Lý Viên theo lịch sinh hoạt Năm Đức Tin của Giáo Phận.
Ban Giáo Lý GP Phan Thiết.
Xem tiếp…

CÙNG ĐỌC TOÁT YẾU GIÁO LÝ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO, Phần III: Đời sống trong Đức KiTô

tháng 3 11, 2023 |

LỜI GIỚI THIỆU

Các Bạn Giáo Lý Viên thân mến,

Trước hết, xin chúc mừng các Bạn đã thi xong phần I về Kinh Tin Kính và đang chuẩn bị thi Phần II về Phụng Vụ. Hy vọng những buổi gặp gỡ của Cha Phêrô với anh Nguyễn Thiện Chí đem lại nhiều điều thú vị cho các Bạn. Quả thật, Tin Mừng như một câu chuyện kể, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Và cuộc chuyện trò ấy đưa các Bạn từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, bởi vì chính Chúa Giêsu đang đi vào lịch sử của các Bạn.

Ngài yêu các Bạn và tình yêu ấy mời gọi các Bạn một thái độ. Biết đáp trả mối tình ấy thế nào? Chúa Giêsu biết các Bạn đang cần một hướng dẫn, một con đường. Con đường ấy chính là các giới răn. Ngài đã từng dạy các môn đệ: “Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy...” (Ga 14, 23)

Xin giới thiệu với các Bạn phần cuối của câu chuyện dang dở của Cha Phêrô và anh Nguyễn Thiện Chí. Cùng Đọc Toát Yếu Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo – Phần III: Đời Sống Trong Đức Ki Tô.

Hẹn gặp các Bạn trong ngày Đại Hội Giáo Lý Viên toàn Giáo phận. Chúc các Bạn tràn đầy hồng ân, vì Năm Tân Phúc Âm Hóa đời sống Giáo Xứ và Cộng đoàn đang mời gọi nỗ lực của các Giáo lý viên.

Cuối cùng, các Bạn hãy cám ơn Cha Phêrô Nguyễn Hữu Duy và cùng ngài tạ ơn Chúa trong dịp kỷ niệm 15 năm linh mục.

Ban Giáo Lý Giáo Phận Phan Thiết
Xem tiếp…

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ PHÊRÔ (Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy)

tháng 3 11, 2023 |


GIỚI THIỆU

1- Bộ giáo lý này được hành thành do nhu cầu cập nhật giáo lý cho con cái mình, khởi đầu khoảng năm 2003 - đầu đời Cha Sở tại Bình An, bổ túc các câu Giáo lý hỏi thưa (GLHT) của Uỷ ban Giáo lý Đức Tin trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN) năm 1999 cho bộ “Hành Trang Giáo Lý” của Phan Thiết soạn trước đó.

2- Vì nhu cầu đào tạo Giáo lý viên cho giáo phận Phan Thiết học hỏi Toát Yếu Giáo Lý (TYGL) của Toà Thánh năm 2005, nên soạn cuốn “Cùng đọc TYGL I” lúc ở Toà giám mục Phan Thiết năm 2012; cuốn II năm 2013 và cuốn III năm 2015 khi đang làm Cha Sở Mũi Né.

3- Cùng thời điểm ấy, HĐGMVN ra bộ GLHT 2013, nên cập nhật thêm và hoàn tất trọn bộ giáo lý gồm: Xưng Tội Rước Lễ, Thêm Sức, Dự Tòng từ Thánh Lễ, Vào Đời và Hôn Nhân tại Mũi Né từ 2013-2017. Cuốn cuối cùng viết thêm là giáo lý Dự Tòng tại Cù Mi năm 2021.

4- Năm 2020 trình bộ giáo lý này cho Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng-Giám mục Phan Thiết như một cách gián tiếp xin chuẩn nhận sử dụng (Imprimatur), ngài đã giới thiệu: “Bộ Giáo lý của cha Phêrô Nguyễn Hữu Duy, rất hay, bám sát sách Hỏi thưa của UBGLĐT của HĐGMVN, đã thành hình rồi, nhất là với phương pháp rất rõ ràng” và mời cùng họp ngày 09/08/2021 với Ban soạn thảo để góp ý cho giáo phận soạn bộ giáo lý “Hành Trình Đức Tin” theo sự hướng dẫn trực tiếp của ngài. Đó sẽ là tài liệu giáo huấn chính thức chung của giáo phận.

5- Giáo phận đang có bộ giáo lý mới, soạn rất công phu… nên bộ giáo lý Phêrô này chỉ là gợi ý tham khảo cho ai cần, và là kỷ niệm đời mục tử chăm lo việc giáo huấn như sứ vụ Chúa trao.

Xem tiếp…

KINH LẠY CHA (10): Ý CHA THỂ HIỆN DƯỚI ĐẤT CŨNG NHƯ TRÊN TRỜI

tháng 12 20, 2022 |


Ý CHA THỂ HIỆN DƯỚI ĐẤT CŨNG NHƯ TRÊN TRỜI

2822
Cha chúng ta muốn "mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý"(1Tm 2,3-4). "Người kiên nhẫn đối với chúng ta, vì Người không muốn cho ai phải diệt vong"(2 Pr 3,9). "Chúng ta hãy yêu thương nhau như Người đã yêu thương chúng ta" (Ga 13,34). Đó là điều răn tóm lược mọi điều răn khác và cho chúng ta biết rõ ý Chúa.
2823
"Người cho ta được biết Thiên ý nhiệm mầu : Thiên ý này là kế hoạch yêu thương Người đã định từ trước... là quy tụ muôn loài trong trời đất dưới quyền một thủ lãnh là Đức Ki-tô. Cũng trong Đức Ki-tô, Thiên Chúa là Đấng làm nên mọi sự theo quyết định và ý muốn của Người, đã tiền định cho chúng ta đây làm cơ nghiệp riêng"(Ep1,9-11). Chúng ta khẩn xin Người cho kế hoạch yêu thương này được thực hiện trọn vẹn dười đất, như đã thực hiện trên trời.
2824
Ý Cha được thực hiện trọn vẹn và một lần dứt khoát trong Đức Ki-tô và qua ý muốn nhân loại của Người". Khi vào trần gian, Đức Ki-tô nói : Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài" (Dt 10,7). Chỉ mình Đức Giê-su mới có thể nói : "Tôi hằng làm những điều đẹp ý Người" (Ga 8,29). Trong giờ hấp hối, Người cũng hoàn toàn vâng phục ý Cha: "Xin đừng làm theo ý con, mà xin theo ý Cha" (Lc 22,42). Vì thế, "Đức Ki-tô đã tự hiến vì tội lỗi chúng ta, theo ý muốn của Thiên Chúa"(Gl 1,4). "Theo ý đó, chúng ta được thánh hóa nhờ Đức Giê-su Ki-tô đã hiến dâng thân mình làm lễ tế" (Dt 10,10).
2825
Đức Giê-su, dù là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục" (Dt 5,8); phương chi chúng ta là những thụ tạo và là tội nhân, đã được nhận làm nghĩa tử của Thiên Chúa trong Đức Ki-tô. Chúng ta cầu xin Chúa Cha cho ý muốn của ta nên một với ý muốn của Chúa Con để chúng ta chu toàn ý Cha và thực hiện ý định cứu độ của Cha là cho thế gian được sống. Trong công việc này, chúng ta hoàn toàn bất lực, nhưng nhờ kết hiệp với Đức Giê-su và nhờ quyền năng của Thánh Thần, chúng ta có thể dâng cho Cha ý muốn của ta và quyết định chọn điều Chúa Con luôn chọn : làm điều đẹp lòng Cha (Ga 8,29).
"Khi gắn bó với Chúa Ki-tô, chúng ta có thể một lòng một ý với Người, và nhờ đó thực thi ý muốn của Người; như thế, ý Chúa sẽ được chu toàn dưới đất cũng như trên trời"(Ô-ri-ghê-nê 26 ).
Hãy xem cách Đức Giê-su Ki-tô dạy chúng ta sống khiêm tốn, khi cho ta thấy rằng đức độ của ta không tùy thuộc công sức của mình nhưng nhờ ân sủng Thiên Chúa. Ở đây Người ra lệnh cho mỗi tín hữu: khi cầu nguyện, phải cầu nguyện chung cho toàn thế giới. Vì Người không dạy: "Xin cho ý Cha thể hiện" nơi tôi hay nơi anh em, nhưng là "trên khắp địa cầu"; nghĩa là chúng ta cầu nguyện: Xin Cha xóa bỏ mọi sai lầm, cho chân lý ngự trị, nết xấu bị hủy diệt, nhân đức được nảy nở và đất không còn khác với trời nữa (T. Gio-an Kim Khẩu, Mt 19,5).
2826
Nhờ cầu nguyện, chúng ta "có thể nhận ra đâu là ý Chúa" (Rm 12,2), và có được lòng "kiên nhẫn để thi hành ý Thiên Chúa"(Dt 10,36). Đức Giê-su đã dạy : người ta vào được Nước Trời, không phải nhờ nói, nhưng nhờ việc "thi hành ý muốn của Cha trên trời" (Mt 7,21).
2827
"Ai làm theo ý Thiên Chúa, thì Người nhậm lời kẻ ấy" (Ga 9,31). Lời Hội Thánh cầu nguyện nhân danh Chúa có được sức mạnh ấy, nhất là trong Thánh Lễ. Lời cầu nguyện của Hội Thánh còn là một lời chuyển cầu hiệp thông với Thánh Mẫu của Thiên Chúa ( x. Lc 1, 38.49 ) và với toàn thể các thánh, những người "đẹp lòng Chúa" vì luôn thi hành thánh ý Người : "Chúng ta có thể không sợ sai khi dịch câu "Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời" là nguyện cho Ý Cha được thể hiện trong Hội Thánh cũng như nơi Đức Giê-su Ki-tô Chúa chúng con, nơi Hiền Thê của Người cũng như nơi Phu Quân là Đấng đã chu toàn Ý Cha (T. Âu-tinh, bài giảng Chúa nhật 2, 6, 24).
Xem tiếp…

KINH LẠY CHA (9): NƯỚC CHA TRỊ ĐẾN

tháng 12 20, 2022 |


NƯỚC CHA TRỊ ĐẾN

2816
Trong Tân Ước, cùng một từ Hy-lạp BASILEIA có thể dịch nhiều cách: vương quyền (danh từ trừu tượng), vương quốc (danh từ cụ thể), vương triều (danh từ chỉ việc cai trị). Nước Thiên Chúa đang ở trước chúng ta, đã đến gần trong Ngôi Lời Nhập Thể, được loan báo trong Tin Mừng, đã đến trong cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Chúa Ki-tô. Từ bữa Tiệc Ly và trong bí tích Thánh Thể, Nước Thiên Chúa đã đến và đang ở giữa chúng ta. Vào ngày quang lâm, Nước Thiên Chúa đến trong vinh quang và Đức Ki-tô trao lại cho Chúa Cha: "Có thể nói, Nước Thiên Chúa là chính Đức Ki-tô, Người là Đấng chúng ta kêu cầu mọi ngày và đang nóng lòng mong đợi Người quang lâm. Người là sự phục sinh của chúng ta, vì chúng ta được phục sinh trong Người. Cũng thế, Người là Nước Thiên Chúa, vì chúng ta được hiển trị trong Người" (T. Xýp-ri-a-nô 13).
2817
Lời nguyện này là lời "MA-RA-NA-THA", là tiếng kêu cầu của Thần Khí và Hội Thánh "Lạy Chúa Giê-su, xin ngự đến":
"Dù lời cầu nguyện này không đòi chúng ta cầu cho Nước Chúa trị đến, nhưng chúng ta vẫn kêu lên như thế, để sớm đạt được những gì chúng ta kỳ vọng. Sách Khải Huyền cho biết từ dưới bàn thờ, linh hồn các vị tử đạo lớn tiếng kêu cầu Chúa : "Lạy Chúa, cho đến bao giờ Ngài còn trì hoãn, không xét xử và không bắt những người sống trên mặt đất phải đền nợ máu chúng con?"(Kn 6,10). Chắc chắn các ngài sẽ được xét xử công bằng vào ngày tận thế. Lạy Cha, nguyện Nước Cha trị đến (Tertulien 5)!
2818
Khi đọc "Nước Cha trị đến", chúng ta mong đợi ngày Nước Chúa hoàn tất khi Chúa Ki-tô quang lâm. Ước mong này không làm cho Hội Thánh xao lãng sứ mạng nơi trần thế, trái lại càng thúc giục chúng ta dấn thân hơn nữa. Vì từ ngày Hiện Xuống, việc làm cho Nước Chúa trị đến là công trình của Chúa Thánh Thần, "Đấng kiện toàn sự nghiệp của Chúa Ki-tô trên trần gian và hoàn tất công trình thánh hóa muôn loài" (SLRM, kinh tạ ơn 4).
2819
"Nước Thiên Chúa là sự công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần" (Rm 14,17). Thời đại cuối cùng mà chúng ta đang sống là thời Thánh Thần được ban tràn đầy cho muôn người. Kể từ đó, cuộc chiến đấu quyết định giữa "xác thịt" và Thần Khí đã khởi đầu :
2519
Chỉ người có tâm hồn trong sạch mới có thể tin tưởng xướng lên : nguyện Nước Cha trị đến. Ai nghe lời thánh Phao-lô dạy : "Đừng để tội lỗi thống trị thân xác phải chết của chúng ta nữa" (Rm 6,12) và biết giữ tư tưởng, lời nói và hành vi của mình trong sạch, người đó mới có thể nói với Thiên Chúa : "nguyện Nước Cha trị đến" (T. Xy-ri-lô thành Giê-ru-sa-lem 5,13).
2820
Được Thánh Thần hướng dẫn, các tín hữu phải biết phân biệt giữa sự thăng tiến của Nước Thiên Chúa và sự tiến bộ văn hóa và xã hội trong môi trường họ sinh sống. Phân biệt chứ không phải tách biệt, vì ơn gọi sống đời đời không miễn trừ nhưng đòi buộc con người phải sử dụng những năng lực và phương tiện được Đấng Tạo Hóa ban tặng, để phục vụ công lý và hòa bình trên trần gian.
2821
Lời nguyện xin này được ghép vào và được Thiên Chúa nhận lời trong lời nguyện của Đức Giê-su đang hiện diện và hữu hiệu trong bí tích Thánh Thể. Lời nguyện xin này sinh hoa kết quả trong đời sống mới theo các mối phúc.
Xem tiếp…

KINH LẠY CHA : "NGUYỆN DANH CHA CẢ SÁNG"

tháng 12 19, 2022 |


"NGUYỆN DANH CHA CẢ SÁNG"

2807
Khi đọc "nguyện Danh Cha cả sáng", chúng ta không chúc tụng Thiên Chúa được thánh thiện hơn; nhưng nguyện xin cho nhân loại nhận biết Người là Đấng Thánh, nhận ra sự Vinh Hiển của Người. Như thế, với tâm tình thờ lạy, lời nguyện này đôi khi được hiểu như một lời ca ngợi và tạ ơn. Đức Giê-su dạy chúng ta lời nguyện này như một ước nguyện : một khẩn cầu, một khao khát và mong đợi mà Thiên Chúa và loài người cùng cam kết. Lời nguyện đầu tiên này đưa chúng ta ngay vào mầu nhiệm thâm sâu của Thiên Chúa và công trình cứu độ nhân loại. Khi "nguyện Danh Cha cả sáng" chúng ta tham dự vào "kế hoạch yêu thương Người đã định từ trước","để trước thánh nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của người" (Ep1,9).
2808
Vào những thời điểm quyết định của nhiệm cục cứu độ, Thiên Chúa mặc khải danh thánh Người, nhưng mặc khải bằng công trình Người thực hiện. Công trình này chỉ được thực hiện nơi chúng ta và cho chúng ta, nếu danh Chúa được "cả sáng" nhờ chúng ta và nơi chúng ta.
2809
Trọng tâm của mầu nhiệm cứu rỗi nơi Thiên Chúa là sự thánh thiện không ai vươn tới được. Tất cả những gì bộc lộ sự thánh thiện này qua công trình sáng tạo và lịch sử được Thánh Kinh gọi là Vinh Quang của Thiên Chúa, là Uy Nghi cao cả của Người chiếu tỏa ra cho ta thấy. Khi tạo dựng nhân loại "theo hình ảnh Người và giống như Người", Thiên Chúa "ban cho con người vinh quang danh dự làm mũ triều thiên" (Tv 8,3). Khi phạm tội, họ bị tước mất vinh quang Thiên Chúa (Rm 3,23). Bởi vậy, Thiên Chúa sẽ bày tỏ sự Thánh Thiện bằng cách mặc khải và ban tặng Thánh Danh, để phục hồi con người "theo hình ảnh của Đấng Tạo Hóa" (Cl 3,10).
2810
Khi thề hứa với tổ phụ Áp-ra-ham, Thiên Chúa kết ước nhưng không cho biết Thánh Danh. Với Mô-sê, Người bắt đầu mặc khải danh thánh, và cho toàn dân thấy vinh hiển của danh thánh Người, khi cứu họ khỏi tay Người Ai Cập: "Đức Chúa là Đấng cao cả uy hùng" (Xh 15,1). Kể từ Giao Ước Xi-nai, dân này là dân "của Người" và họ phải là một "dân thánh" (tiếng Híp-ri còn có nghĩa là dân được thánh hiến), vì danh thánh ở nơi họ.
2811
Thiên Chúa Chí Thánh đã ban cho dân này Lề Luật và không ngừng nhắc nhở họ. Hơn nữa, "vì danh thánh Người", Đức Chúa luôn nhẫn nại với họ. Nhưng dân Chúa đã bất trung với Đấng Thánh của Ít-ra-en và "xúc phạm đến danh thánh Người trước mắt các dân tộc"(Ed 20,14). Ý thức được những điều đó, những người công chính thời Cựu Ước, những người nghèo trở về sau cuộc lưu đày và các ngôn sứ luôn hết lòng tôn kính danh thánh Chúa.
2812
Sau cùng danh thánh Thiên Chúa được mặc khải và ban tặng cho chúng ta nơi Đức Giê-su như Đấng Cứu Độ mang xác phàm: nơi bản thân Đức Giê-su, qua lời và Hy Tế của Người. Đó cũng là trọng tâm của lời nguyện tư tế : "Lạy Cha chí thánh,... Con xin thánh hiến chính mình con cho họ, để họ cũng được thánh hiến nhờ sự thật" (Ga 17,19). Vì muốn Danh Cha cả sáng, Đức Giê-su đã "cho họ biết danh Cha" (Ga 17,6). Khi hoàn tất cuộc vượt qua, Đức Giê-su được Chúa Cha ban cho một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu : "Đức Giê-su Ki-tô là Chúa, để tôn vinh Thiên Chúa Cha" (Pl 2,11).
2813
Trong nước Thánh Tẩy, chúng ta đã được tẩy rửa, được thánh hóa, được nên công chính nhờ danh Chúa Giê-su Ki-tô và nhờ Thần Khí của Thiên Chúa chúng ta (1 Cr 6,11). Thiên Chúa kêu gọi chúng ta sống thánh thiện (1 Th 4,7) trọn đời. "Chính nhờ Thiên Chúa mà chúng ta được hiện hữu trong Đức Ki-tô Giê-su, Đấng đã trở nên sự thánh hóa cho chúng ta" (1Cr 1,30), nên vinh quang của Người và sự sống của ta tùy thuộc việc danh Chúa được cả sáng nơi chúng ta và do chúng ta. Vì thế lời nguyện đầu tiên của kinh Lạy Cha rất khẩn thiết :
Thiên Chúa là Đấng Thánh Hóa, ai có thể thánh hóa Thiên Chúa? Nhưng vì lời Chúa dạy "các ngươi phải thánh thiện, vì Ta, Đức Chúa, Ta là Đấng Thánh" (Lv 20,26), nên chúng ta cầu xin để sau khi được thánh hóa nhờ bí tích Thánh Tẩy, chúng ta được vững bền trong đời sống thánh thiện đã khởi đầu. Hằng ngày chúng ta phải cầu xin như thế, vì ngày nào chúng ta cũng phạm lỗi và phải thanh tẩy tội lỗi nhờ không ngừng thánh hóa bản thân...Như vậy, chúng ta phải cầu nguyện để có thể sống thánh thiện (T. Xýp-ri-a-nô 12 ).
2814
Nhờ chúng ta sống đạo và cầu nguyện mà danh thánh Cha được cả sáng giữa chư dân :
Chúng ta nguyện cho danh Cha cả sáng, vì nhờ Danh Thánh Người mà toàn thể thụ tạo sa ngã được cứu độ và thánh hóa, nhưng chúng ta nguyện cho danh thánh Chúa được cả sáng nơi chúng ta, nhờ đời sống của ta. Nếu ta sống tốt lành, mọi người sẽ chúc tụng danh Thiên Chúa, nếu ta sống tệ hại, họ sẽ xúc phạm đến danh Người. Thánh Phao lô nói : "chính vì các ngươi mà danh Thiên Chúa bị phỉ báng giữa chư dân" ( x. Rm 2,24; Ed 36,20-22 ). Do đó, chúng ta cầu xin để có được trong tâm hồn sự thánh thiện danh Cha cả sáng (T. Phê-rô Kim Ngôn, bài giảng 71).
Để thực thi lời Chúa dạy: phải cầu nguyện cho mọi người kể cả kẻ thù. Khi đọc "nguyện danh Cha cả sáng", chúng ta cầu xin cho danh Chúa được tôn vinh nơi chúng ta là những người đang sống trong Người, và cả nơi những người Thiên Chúa đang chờ đợi để ban ơn cho họ; chính vì thế, chúng ta không đọc: nguyện danh Cha cả sáng nơi chúng con, vì ta muốn Danh Thánh được cả sáng nơi mọi người (Tertuliano 3 ).
2815
Lời nguyện đầu tiên này thâu tóm cả sáu lời nguyện xin tiếp theo; tất cả đã được Thiên Chúa ưng nhận qua lời nguyện của Chúa Ki-tô. Lời kinh dâng lên Chúa Cha là lời nguyện của chúng ta nếu được dâng lên nhân danh Đức Giê-su. Trong lời nguyện tư tế, Đức Giê-su đã cầu xin : "Lạy Cha chí thánh, xin gìn giữ trong danh Cha những người mà Cha đã ban cho con" (Ga 17,11).
Xem tiếp…

HIỆP HÀNH: ĐÀO TẠO GIÁO LÝ VIÊN (Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy)

tháng 8 18, 2022 |
Xem tiếp…

GIÁO LÝ CHO NGƯỜI CAO TUỔI Ít ai biết điều này, nhưng HƯỚNG DẪN TỔNG QUÁT DẠY GIÁO LÝ của BỘ GIÁO SĨ, 1997 đã nhắc đến, và ngày nay, ĐTC Phanxicô càng nhấn mạnh khi lập ngày thế giới người cao tuổi vào Chúa nhật thứ 4 trong tháng 7 (2021).

tháng 8 01, 2022 |







Xem tiếp…

GIÁO LÝ CHO THIẾU NHI KHÓ KHĂN VÀ GIÁO LÝ CHO GIỚI TRẺ

tháng 8 01, 2022 |









Xem tiếp…