ÔNG BÀ TRUYỀN THỤ ĐỨC TIN CHO CON CHÁU (Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý 2020:)

tháng 9 11, 2023 |

Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý 2020:
“126. Ngoài cha mẹ thì chính ông bà, trong một số nền văn hóa nhất định, họ đã thực hiện vai trò đặc biệt trong việc truyền thụ đức tin cho những người rất trẻ. Kinh Thánh cũng trình bày đức tin của ông bà như chứng nhân cho con cháu (2Tm 1,5). “Giáo hội luôn chú ý đặc biệt đến ông bà, nhận ra nơi họ như kho tàng vĩ đại từ quan điểm nhân loại và xã hội, cũng như tôn giáo và tâm linh.”
Đối diện với cuộc khủng hoảng gia đình, ông bà, là những người thường bám rễ sâu trong đức tin Kitô giáo và có một quá khứ đầy kinh nghiệm, trở thành những điểm tham chiếu quan trọng. Thực sự, thường thì nhiều người mắc nợ ông bà trong việc khai mở đời sống Kitô hữu của họ. Những đóng góp của ông bà là quan trọng trong việc dạy giáo lý trong cả việc họ có thể dành nhiều thời gian cho các cháu và khả năng khuyến khích những thế hệ trẻ với lòng yêu mến đặc trưng của họ. Lời nguyện khẩn cầu và bài hát ca ngợi từ ông bà nuôi dưỡng cộng đoàn trong công việc và những đấu tranh của cuộc sống.”
Xem tiếp…

NGƯỜI ĐỠ ĐẦU VÀ GIÁO LÝ (Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý 2020:)

tháng 9 09, 2023 |

Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý 2020:
“Những người đỡ đầu, cùng cộng tác với các cha mẹ
125. Trong cuộc hành trình khai tâm vào đời sống kitô giáo, Giáo hội cần phải lượng giá lại căn tính và sứ mệnh của cha mẹ đỡ đầu, như những người hỗ trợ cho nỗ lực giáo dục của cha mẹ. Công việc của họ là “chỉ cho các ứng viên cách sống Tin mừng trong đời sống cá nhân cũng như xã hội, nâng đỡ các ứng viên trong những lúc do dự và lo lắng, làm chứng nhân và hướng dẫn sự tiến triển của các ứng viên trong đời sống phép Rửa.” Được biết rằng việc chọn lựa cha mẹ đỡ đầu thường không được thúc đẩy bởi đức tin, nhưng dựa trên phong tục gia đình và xã hội: điều này góp phần không nhỏ vào sự xuống cấp của các nhân vật giáo dục này.
Trong tầm nhìn trách nhiệm mà vai trò liên quan, cộng đoàn kitô hữu nên chỉ ra, với sự phân định và tinh thần sáng tạo, những con đường giáo lý cho cha mẹ đỡ đầu, để giúp họ tái khám phá hồng ân đức tin và thuộc về Giáo hội. Nhừng người được chọn cho vai trò này thường cảm thấy được mời gọi đánh thức lại đức tin phép Rửa và khởi đầu cuộc hành trình canh tân cho việc dấn thân và làm chứng. Có khả năng họ từ chối chấp nhận trách nhiệm điều này gây ra những hậu quả cho họ điều này nên được đánh giá cách cẩn trọng về mục vụ.
Trong trường hợp thiếu những đòi hỏi khách quan bởi vì người có thể đảm nhận công việc này vắng mặt (những yêu cầu phải được thảo luận rõ ràng trước khi chọn) với sự đồng ý của các gia đình và theo sự phân định của cha xứ, cha mẹ đỡ đầu có thể được chọn trong số những người đang hoạt động mục vụ (các giáo lý viên, thày cô giáo, những người tổ chức) họ có mặt như những chứng nhân đức tin và sự hiện diện của Giáo hội.”
Xem tiếp…

TẠ ƠN 23 NĂM LINH MỤC VỚI RẠNG: Tạ ơn 23 năm Linh mục với Rạng, giáo xứ thứ 5 con làm cha sở. Thánh lễ nối tiếp với giờ chầu. Đơn sơ âm thầm trong cầu nguyện và thắm tình cha con… Xin cám ơn mọi người!

tháng 9 08, 2023 |
Xem tiếp…

CÙNG TẠ ƠN 23 NĂM LINH MỤC

tháng 9 08, 2023 |
Năm nay khác thường, một anh em ngồi xe lăn, nên mừng 23 năm Linh Mục cũng rất khác xưa, còn 4 người gặp nhau đơn giản hết mức: “ăn ké” ngày cha Tú nhận xứ Võ Đắt 06/09/2023.
Hồi tưởng những ngày xa trước để thấy thời gian thay đổi mau quá, phận người mong manh…
Kính xin mọi người thương nhớ cầu nguyện cho chúng con!





Xem tiếp…

Kỷ niệm 20 năm, ngày thụ phong Linh Mục : Lễ sinh nhật Đức Mẹ là ngày sinh nhật Linh mục của con và bốn anh em Phan Thiết học khoá 3 Đại chủng viện thánh Giuse Sàigòn: 08/09/2000-08/09/2020.

tháng 9 08, 2023 |

Lễ sinh nhật Đức Mẹ là ngày sinh nhật Linh mục của con và bốn anh em Phan Thiết học khoá 3 Đại chủng viện thánh Giuse Sàigòn : 08/09/2000-08/09/2020. Xin tạ ơn Chúa, Đức Mẹ và tri ân mọi người, xin hiệp ý với chúng con trong Thánh Lễ :
Kỷ niệm 20 năm, ngày thụ phong Linh Mục
Lời nguyện nhập lễ
Lạy Cha chí thánh, ngày hôm nay làm con nhớ lại rằng chính Cha đã chọn con, đã cho con được tham dự vào chức vụ tư tế độc nhất của Ðức Kitô để phục vụ Hội Thánh. Xin ban cho con một niềm tin mạnh mẽ để con vừa cương nghị, vừa khiêm tốn trong nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng. Như thế, con sẽ phân phát các mầu nhiệm cứu độ như một người quản lý trung thành. Chúng con cầu xin...
Lời nguyện tiến lễ
Lạy Chúa, chúng con dâng tiến Chúa của lễ này để ca tụng ngợi khen Chúa. Chúa đã đoái đến con mặc dầu con bất xứng, xin Chúa cũng gia tăng ân sủng giúp con chu toàn sứ mạng Chúa đã giao. Chúng con cầu xin...
Lời nguyện hiệp lễ
Lạy Chúa, nhân ngày kỷ niệm con thụ phong linh mục, con đã cử hành mầu nhiệm đức tin để tôn vinh Chúa quyền uy cao cả. Xin cho trọn cuộc đời chúng con cũng trở nên lời ca tụng Chúa. Chúng con cầu xin...
Xem tiếp…

KỶ NIỆM THỤ PHONG LINH MỤC (2000-08/09-2021)

tháng 9 08, 2023 |

Nhìn lại để tạ ơn Thiên Chúa, tri ân Đức Mẹ, quí Đức Cha, quí Cha, Gia Đình, quí Tu sĩ, quí Ân nhân và hết mọi người... trong hành trình ơn gọi của con : Phan Thiết-Sàigon-Phan Rí-TGM-Đức Thắng-Bình An-Tân Châu-Innsbruck (Áo)-Mũi Né-Cù Mi... xin tiếp tục dắt con đi "từng bước một thôi"...










Xem tiếp…

MỪNG 22 NĂM LINH MỤC TẠI CHỦNG VIỆN NICOLAS

tháng 9 08, 2023 |

Năm nay Cha Giám đốc chủng viện Nicolas đăng cai, nên anh em vào tạ ơn 22 năm Linh mục, nói chuyện và giảng lễ cho chủng sinh.
Lời Chúa lễ sinh nhật Đức Mẹ:
Bài trích sách ngôn sứ Mi-kha, chương 5:
1 Đức Chúa phán thế này :
“Phần ngươi, hỡi Bê-lem Ép-ra-tha,
ngươi nhỏ bé nhất trong các thị tộc Giu-đa,
từ nơi ngươi, Ta sẽ cho xuất hiện
một vị có sứ mạng thống lãnh Ít-ra-en.
Nguồn gốc của Người có từ thời trước, từ thuở xa xưa.
2Vì thế, Đức Chúa sẽ bỏ mặc Ít-ra-en
cho đến thời người sản phụ sinh con.
Bấy giờ những anh em sống sót của người con đó
sẽ trở về với con cái Ít-ra-en.
3Người sẽ dựa vào quyền lực Đức Chúa,
vào uy danh Đức Chúa, Thiên Chúa của Người
mà đứng lên chăn dắt họ. Họ sẽ được an cư lạc nghiệp,
vì bấy giờ quyền lực Người sẽ trải rộng ra đến tận cùng cõi đất.
4aChính Người sẽ đem lại hoà bình.”
Khởi đầu Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu, chương 1:
1 Đây là gia phả Đức Giê-su Ki-tô, con cháu vua Đa-vít, con cháu tổ phụ Áp-ra-ham :
2 Ông Áp-ra-ham sinh I-xa-ác ; I-xa-ác sinh Gia-cóp ; Gia-cóp sinh Giu-đa và các anh em ông này ; 3 Giu-đa ăn ở với Ta-ma sinh Pe-rét và De-rác ; Pe-rét sinh Khét-xơ-ron ; Khét-xơ-ron sinh A-ram ; 4 A-ram sinh Am-mi-na-đáp ; Am-mi-na-đáp sinh Nác-son ; Nác-son sinh Xan-môn ; 5 Xan-môn lấy Ra-kháp sinh Bô-át ; Bô-át lấy Rút sinh Ô-vết ; Ô-vết sinh Gie-sê ; 6 ông Gie-sê sinh Đa-vít.
Vua Đa-vít lấy vợ ông U-ri-gia sinh Sa-lô-môn ; 7 Sa-lô-môn sinh Rơ-kháp-am ; Rơ-kháp-am sinh A-vi-gia ; A-vi-gia sinh A-xa ; 8 A-xa sinh Giơ-hô-sa-phát ; Giơ-hô-sa-phát sinh Giô-ram ; Giô-ram sinh Út-di-gia ; 9 Út-di-gia sinh Gio-tham ; Gio-tham sinh A-khát ; A-khát sinh Khít-ki-gia ; 10 Khít-ki-gia sinh Mơ-na-se ; Mơ-na-se sinh A-môn ; A-môn sinh Giô-si-gia ; 11 Giô-si-gia sinh Giơ-khon-gia và các anh em vua này ; kế đó là thời lưu đày ở Ba-by-lon.
12 Sau thời lưu đày ở Ba-by-lon, Giơ-khon-gia sinh San-ti-ên ; San-ti-ên sinh Dơ-rúp-ba-ven ; 13 Dơ-rúp-ba-ven sinh A-vi-hút ; A-vi-hút sinh En-gia-kim ; En-gia-kim sinh A-do ; 14 A-do sinh Xa-đốc ; Xa-đốc sinh A-khin ; A-khin sinh Ê-li-hút ; 15 Ê-li-hút sinh E-la-da ; E-la-da sinh Mát-than ; Mát-than sinh Gia-cóp ; 16 Gia-cóp sinh Giu-se, chồng của bà Ma-ri-a, bà là mẹ Đức Giê-su cũng gọi là Đấng Ki-tô.
18 Sau đây là gốc tích Đức Giê-su Ki-tô : bà Ma-ri-a, mẹ Người, đã thành hôn với ông Giu-se. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. 19 Ông Giu-se, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. 20 Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng : “Này ông Giu-se, con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. 21 Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ.” 22 Tất cả sự việc này xảy ra là để ứng nghiệm lời Chúa phán xưa qua miệng ngôn sứ : 23 Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là “Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta.”
Giảng lễ:
-Năm ngoái, 21 năm, Cù Mi đăng cai nhưng đại dịch lịch sử, cách li toàn thế giới, ai ở nhà náy, đó cũng là lần đầu tiên không đồng tế tạ ơn được, nay lại gặp nhau, xa nhất về thời gian chịu chức, lúc này: 22 năm, nhưng gần nhất về không gian: chỉ cách nơi thụ phong LM là cung thánh nhà thờ Chính toà khoảng 100m… tạ ơn Chúa…
-hơn 20 năm giảng lễ mà không để ý, nay coi lại để nói cho chủng sinh mới thấy phụng vụ Lời Chúa lễ sinh nhật Đức Mẹ mà sinh ai không à: sinh Isaác, sinh Giacop… sinh Giuse, hổng có Đức Mẹ. Bài đọc 1 cũng nói Bêlem, nơi sinh Chúa Cứu Thế… Thánh Giuse lại được nói rõ hơn, nhiều hơn. Sao kỳ vậy?
-Mẹ được sinh ra vì Chúa Giêsu, Mẹ sinh ra để sinh Chúa Giêsu…
-Tạ ơn Chúa, sinh nhật Đức Mẹ là sinh nhật LM của chúng con, nên có thể “tự hào trong Chúa”, nói theo huyền nhiệm ơn gọi của Giêrêmia “trước khi con chào đời, Ta đã thánh hóa con”… thì chúng con cũng được sinh ra vì Chúa Giêsu, sinh ra để làm LM, sinh ra để làm cho Đức Kitô được hiện diện trong tâm hồn và nơi cộng đoàn Chúa uỷ thác, nhờ cử hành các bí tích “trong cương vị của Đức Kitô”…
-Các chủng sinh, chúng con cũng có ngày sinh nhật, chúng con đang dấn thân tu học để làm LM, theo nghĩa nào đó như Đức Mẹ, Chúa đã có chương trình cho chúng con, chúng con cũng được sinh ra vì Đức Kitô. Như Đức Mẹ, hãy thưa fiat: xin hãy thành sự nơi con điều Chúa muốn…
-Để giúp Đức Mẹ thực thi ý Chúa, Chúa sai thánh Giuse đồng hành… mọi người trong các chủng viện, nay là chủng viện thánh Nicolas, rồi sau này vào các chủng viện thánh Giuse, từ ban Giám đốc đến soeur nhà bếp… tất cả sẽ giúp chúng con…
-Chúa “tiền định” chương trình cho ta, Chúa sai người giúp ta, vậy ta có làm gì không? Có, Đức Mẹ đã khiêm tốn vâng lời dấn thân theo Chúa… nay dịp đầu năm học mới, Cha giám đốc dạy chúng con học hành cụ thể, cha chỉ khuyên điều mà Thầy Giêsu dạy chúng ta: “Hãy học cùng ta, vì ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng”: hiền lành để không “chọi nhau” khi còn trong trường và không “chơi xấu nhau” khi ra trường; khiêm nhường để vâng lời và hiếu học, đó cũng là nhân đức “ngoan”, “dễ dạy”, để Thánh Thần đào tạo chúng ta…
Xem tiếp…

CÁC CHA MẸ, NHỮNG THAM DỰ VIÊN TÍCH CỰC TRONG VIỆC DẠY GIÁO LÝ (Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý 2020:)

tháng 9 06, 2023 |

Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý 2020:
“124. “Đối với các cha mẹ Kitô hữu, sứ vụ giáo dục, như đã nói, là một sứ vụ bắt nguồn trong sự tham sự của họ vào hoạt động sáng tạo của Thiên Chúa, có một nguồn gốc đặc biệt mới trong bí tích Hôn phối, là bí tích thánh hiến họ cách riêng để giáo dục về Kitô giáo cho con cái họ.”
Những cha mẹ có đức tin, với gương mẫu đời sống hằng ngày của họ, có khả năng hữu hiệu nhất để thông truyền vẻ đẹp đức tin Kitô giáo cho con cái. “Làm cho các gia đình có thể mang lấy vai trò của mình như các tác nhân chủ động của việc tông đồ gia đình đòi hỏi ‘một cố gắng phúc âm hóa và giáo lý ngay trong gia đình.’”
Thách đố lớn nhất trong tình huống này là làm sao cho các cặp vợ chồng, những người mẹ và người cha, tham gia tích cực trong việc dạy giáo lý, vượt qua não trạng ủy thác là điều rất phổ biến, theo đó đức tin là việc dành cho những chuyên viên trong giáo dục tôn giáo. Đôi khi, não trạng này được nuôi dưỡng bởi những cộng đoàn đã đấu tranh để tổ chức việc dạy giáo lý đặt trọng tâm vào gia đình, là điều phải được bắt đầu từ chính gia đình.
“Giáo hội được kêu gọi cộng tác với cha mẹ nhờ những sáng kiến mục vụ thích hợp, trợ giúp họ trong việc hoàn tất sứ mạng giáo dục của họ” trở thành những người dạy giáo lý đầu tiên cho chính con cái họ.”
Xem tiếp…

NHỮNG GIÁO LÝ VIÊN GIÁO DÂN (Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý 2020:)

tháng 9 05, 2023 |

Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý 2020:
“121. Qua sự hiện diện của họ trong thế giới, giáo dân cống hiến cho việc Phúc âm hóa một phục vụ rất giá trị: chính đời sống của họ như những môn đệ của Đức Kitô là một hình thức loan báo Tin Mừng. Họ chia sẻ dưới mọi hình thức nghề nghiệp với những người khác, truyền vào thực tại trần thế với tinh thần Tin Mừng: “mang một sắc thái đặc thù và có hiệu năng đặc biệt vì được thể hiện trong những hoàn cảnh thông thường của thế giới” (Hiến chế Lumen Gentium, số 35). Giáo dân qua việc làm chứng cho Tin Mừng trong những bối cảnh khác nhau, có cơ hội giải thích các thực tại của đời sống theo Kitô giáo, nói về Đức Kitô và về những giá trị Kitô giáo, trình bày những lý do cho những chọn lựa của họ. cách dạy giáo lý này, có thể nói là bộc phát và không chuẩn bị trước, là điều rất quan trọng vì nó nối kết trực tiếp với chứng tá đời sống của họ.
122. Ơn gọi cho tác vụ dạy giáo lý đến từ bí tích Rửa tội và được củng cố bằng bí tích Thêm sức, cả hai bí tích này nhờ đó người giáo dân tham dự vào sứ vụ tư tế, ngôn sứ và vương đế của Đức Kitô. Thêm vào ơn gọi chung cho việc tông đồ, một số giáo dân cảm thấy được Thiên Chúa gọi để đảm nhận vai trò giáo lý viên trong cộng đoàn Kitô hữu, để phục vụ việc dạy giáo lý có tổ chức và cấu trúc hơn. Lời kêu gọi cá nhân này của Đức Giêsu và tương quan với Người là những động cơ thật sự cho hoạt động của giáo lý viên: “từ việc nhận biết Đức Kitô với tâm tình yêu mến, sẽ nảy sinh ước ao loan báo Người, ước ao ‘rao giảng Tin Mừng’ về Người, và ước ao dẫn đưa người khác đến chỗ ‘chấp nhận’ đức tin vào Chúa Giêsu Kitô.”Giáo hội nuôi dưỡng và phân định ơn gọi thần linh này và trao ban sứ vụ dạy giáo lý.
123. “Việc cảm thấy mình được gọi làm giáo lý viên và đón nhận sứ mạng đó từ Giáo hội có thể mang nhiều mức độ nhiệt tình khác nhau, tùy theo tính chất riêng của mỗi người. Đôi khi giáo lý viên cộng tác vào việc dạy giáo lý chỉ một thời gian ngắn hoặc mang tính cơ hội, nhưng sự phục vụ và sự cộng tác ấy cũng không kém phần quý giá. Tuy nhiên, vì tầm quan trọng của thừa tác vụ dạy giáo lý, trong giáo phận nên có một số tu sĩ và giáo dân kiên trì hy sinh với lòng quảng đại cho công việc này. Được nhìn nhận cách chính thức là giáo lý viên, liên kết với các linh mục và Giám mục, họ sẽ góp phần đem lại cho việc dạy giáo lý nơi giáo phận sự đồng hình đồng dạng với Giáo hội, vốn là nét riêng của việc giảng dạy giáo lý.”
Xem tiếp…

NHỮNG NGƯỜI SỐNG ĐỜI THÁNH HIẾN TRONG VIỆC PHỤC VỤ DẠY GIÁO LÝ (Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý 2020:)

tháng 9 04, 2023 |

Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý 2020:
“119. Việc dạy giáo lý tiêu biểu cho một khung cảnh đặc biệt cho việc tông đồ của những người sống đời thánh hiến. Thực ra, trong lịch sử Giáo hội, họ được kể vào số những người cống hiến nhất trong tiếp cận dạy giáo lý. Giáo hội đặc biệt mời gọi những người sống đời thánh hiến tham gia vào hoạt động giáo lý, trong đó sự đóng góp độc đáo và đặc biệt của họ không thể được thay thế bởi linh mục hoặc

giáo dân.
“Bổn phận đầu tiên của đời sống thánh hiến là làm cho người ta thấy rõ những điều kỳ diệu đã được Thiên Chúa thực hiện trong bản tính nhân loại mỏng giòn của những người được gọi. Họ làm chứng cho những điều kỳ diệu này không phải bằng lời nói mà bằng ngôn ngữ hùng hồn của một cuộc sống được biến đổi, có khả năng kinh ngạc thế giới.” Bài giáo lý đầu tiên thu hút sự chú ý là chính đời sống thánh hiến, là những người khi sống trọn bản chất triệt để của Tin Mừng, làm chứng nhân cho sự sung mãn mà đời sống trong Đức Kitô làm cho thành khả thi.
120. Những giá trị đặc biệt đoàn sủng của họ có thể thấy được khi một số người đã thánh hiến lãnh nhận nhiệm vụ dạy giáo lý. “chẳng những không làm mất đi tính chất đặc thù của huấn giáo mà đặc sủng của các hội dòng khác nhau còn in vào công việc giảng dạy này những dấu ấn sâu sắc nhất về tôn giáo, xã hội, và sư phạm. Lịch sử huấn giáo biểu lộ sức sống mãnh liệt mà các đặc sủng đó đã đem lại cho hoạt động giáo dục của Giáo hội,” trên hết với những người thấm đẫm việc dạy giáo lý với cách sống của họ. Giáo hội tiếp tục rút ra sức mạnh từ việc phục vụ của họ và chờ đợi với hy vọng một sự dấn thân canh tân cho việc phục vụ việc dạy giáo lý.”
Xem tiếp…

PHÓ TẾ TRONG VIỆC DẠY GIÁO LÝ (Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý 2020:)

tháng 9 03, 2023 |

Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý 2020:
“117. Việc phục vụ (diaconia) Lời Chúa, cùng với phục vụ trong phụng vụ và hoạt động bác ái, là việc phục vụ mà các phó tế thi hành để làm cho Đức Kitô, Đấng vì yêu đã trở nên tôi tớ (Lc 22,27; Pl 2,5-11), hiện diện trong cộng đoàn. Các phó tế, ngoài việc được thừa nhận để giảng trong cử hành phụng vụ, và “để trợ giúp các Kitô hữu trưởng thành trong sự hiểu biết về đức tin của họ trong Đức Kitô, củng cố đức tin của họ bằng việc lãnh nhận các bí tích và bày tỏ đức tin trong đời sống gia đình, nghề nghiệp và xã hội,” được mời gọi chú ý nhiều đến “dạy giáo lý cho các tín hữu thuộc mọi giai đoạn của đời sống Kitô hữu.”
Các phó tế phải tham gia vào các chương trình dạy giáo lý của giáo xứ và giáo phận, trên hết là những người liên quan đến việc khai tâm đối với lời loan báo đầu tiên của Tin Mừng. họ cũng được mời gọi để loan báo “lời Chúa trong đời sống nghề nghiệp hoặc minh nhiên hoặc chỉ bằng sự hiện diện tích cực trong những nơi mà dư luận quần chúng được hình thành và những tiêu chuẩn đạo đức được áp dụng – như các dịch vụ xã hội hoặc những tổ chức cổ võ cho các quyền của gia đình hoặc sự sống.”
118. Vai trò của các phó tế trong việc dạy giáo lý có giá trị đặc biệt trong một số lãnh vực, nhất là trong đời sống bác ái và gia đình. Hoạt động của họ có thể được thực hiện giữa các tù nhân, bệnh nhân, người già, người trẻ gặp rủi ro, người nhập cư, v.v. . các phó tế có bổn phận khuyến khích những người ở trong những hoàn cảnh trên kinh nghiệm sự nghèo đói tận dụng hoạt động dạy giáo lý của cộng đoàn giáo hội để khuyến khích tất cả các tín hữu hướng về một nền giáo dục thực sự trong bác ái.
Hơn nữa, các phó tế vĩnh viễn sống trong tình trạng hôn nhân được mời gọi cách đặc biệt vì cách sống đặc thù của họ thành những chứng nhân đáng tin cho vẻ đẹp của bí tích này. Họ, với sự giúp đỡ của những người vợ và con cái (nếu họ có con) có thể dấn thân dạy giáo lý cho các gia đình, và đồng hành trong tất cả những tình huống cần sự chú ý đặc biệt và nhạy cảm.”
Xem tiếp…

ĐÓN CHÀO NĂM HỌC MỚI (Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy)

tháng 9 03, 2023 |

Tháng 9 mọi người bận rộn với việc chuẩn bị bước vào năm học mới. Nhịp sống tự nó cuốn hút mọi gia đình và con em tất bật, hối hả lo cho việc học tập ở trường.
Trường trường khai giảng năm học mới. Nhiều giáo xứ vừa dâng Thánh Lễ cầu cho năm học mới, vừa khai giảng năm học giáo lý mới.
Để mọi người con cái Chúa, trong khi lo việc huấn luyện nên “con người” mà không sao nhãng, bỏ quên hay coi thường việc học giáo lý là huấn luyện con em thành “con Chúa”, Nhịp sống đạo tháng này mời gọi chúng ta cùng đọc và thực hành “Bảng ghi nhớ” mới đây, là kết quả của Đại hội Giáo Lý toàn quốc lần thứ 4 :
“Trong 4 ngày, từ 18 đến 21 tháng 8, tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Huế, 237 giáo lý viên, gồm 118 linh mục, 45 tu sĩ, 8 chủng sinh và 64 giáo dân thuộc 26 giáo phận, đã hân hoan sống bên nhau, cầu nguyện, lắng nghe, suy nghĩ và trao đổi, với sự hiện diện của Đức Tổng Giám mục Tổng giáo phận Huế Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng và sự đồng hành của hai Giám mục: Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, chủ tịch Ủy ban Giáo lý Đức Tin, và Đức Cha Anphongsô Nguyễn Hữu Long, chủ tịch Ủy ban Loan báo Tin Mừng, và của hai linh mục: Phêrô Võ Tá Khánh và Giuse Nguyễn Văn Am, SDB, về chủ đề: Huấn giáo phục vụ cho công cuộc Tân Phúc Âm Hhóa để thông truyền Đức Tin.
Trước tình trạng tục hóa ngày càng lan rộng và ảnh hưởng sâu đậm trên đời sống con người, cùng với nhiều thách đố mà Hội Thánh tại Việt Nam phải đối diện, đặc biệt trong lãnh vực huấn giáo, các tham dự viên cảm thấy được thôi thúc canh tân việc dạy giáo lý tại Việt Nam theo hướng truyền giáo, phát xuất từ lời kêu gọi “hoán cải mục vụ” của Đức Thánh Cha Phanxicô, trong Tông huấn Niềm Vui của Tin Mừng.
Đáp lại hồng ân Chúa Thánh Thần và sự bảo trợ của Đức Mẹ La Vang trong những ngày này, các giáo lý viên nhận thấy cần nỗ lực hơn trong các việc sau đây:
1. Là môn đệ Chúa Giêsu, bản thân giáo lý viên cần tin tưởng tuyệt đối vào tác động của Chúa Thánh Thần trong các hoạt động huấn giáo, lắng nghe và nhận ra sự thúc đẩy của Ngài nhờ đời sống cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa và lãnh nhận bí tích, nhờ đó có được nhiệt tình loan báo Tin Mừng và trở thành chứng nhân sống động của Tin Mừng.
2. Việc dạy giáo lý phải dựa trên Lời Chúa, vì Lời Chúa là linh hồn của việc dạy giáo lý.
3. Việc dạy giáo lý thiết yếu nhằm: (1) trình bày nội dung Đức Tin khách quan, đầy đủ và có hệ thống, (2) giúp học viên giáo lý gắn bó và yêu mến Chúa Giêsu; (3) nhờ đó hoán cải để sống và rao giảng Tin Mừng (x. Evangelii Nuntiandi).
4. Trong việc dạy giáo lý, giáo lý viên phải thoát ra khỏi khuôn khổ của một “lớp” học. Cần hướng dẫn học viên giáo lý cầu nguyện bằng cách thưa chuyện với Chúa nhờ lắng nghe và đón nhận Lời Chúa. Ngoài ra, cần có sự gặp gỡ cá nhân, lắng nghe và đồng hành.
5. Khi trình bày các mầu nhiệm Kitô giáo, giáo lý viên cần vận dụng ngôn ngữ cụ thể và sống động, sử dụng nghệ thuật để diễn tả vẻ đẹp tình thương cứu độ của Thiên Chúa.
6. Khi dạy giáo lý, phải tập cho các học viên giáo lý tham gia phụng vụ và có được những thói quen đạo đức trong đời sống hằng ngày; quan tâm đến các vấn đề xã hội và tham gia các hoạt động xã hội nhằm xây dựng thiện ích chung theo Tin Mừng.
7. Việc giáo dục đức tin là trách nhiệm của cộng đoàn Dân Chúa, cần có sự thống nhất đường lối, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành phần Dân Chúa (giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân), giữa giáo phận, giáo xứ và gia đình.
8. Để các nỗ lực trên đạt hiệu quả, các tham dự viên ao ước có được những định hướng chung, hay Sách Giáo lý chung.
Trong niềm vui, các tham dự viên trở về các giáo phận, với ước muốn chia sẻ hoa trái thu lượm được từ cuộc họp mặt và cộng tác với các giáo lý viên khác để hoạt động giảng dạy giáo lý thực sự được canh tân theo hướng truyền giáo, góp phần vào công cuộc Tân Phúc Âm hóa để thông truyền Đức Tin.
Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo phận Huế
Lễ Thánh Piô X, ngày 21 tháng 8 năm 2014
Đồng thuận
Giám mục Giuse Nguyễn Năng
Chủ tịch
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hiền
Trưởng ban
Mong sao trong khi con em chúng ta chuyên chăm bước vào năm học mới, trao dồi kiến thức phục vụ con người và xã hội, vẫn duy trì và phát huy việc huấn giáo, là công việc quan trọng và bền bỉ suốt đời người, để từng bước và trọn cuộc sống, mọi Kitô hữu : học biết Chúa Giêsu-yêu mến Chúa Giêsu-gặp gỡ Chúa Giêsu-nên giống Chúa Giêsu-phụng sự Chúa và tha nhân như Chúa Giêsu. Hầu ngày sau diện kiến Chúa Giêsu trong Nước Trời.
Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy
Xem tiếp…

LINH MỤC TRONG VIỆC DẠY GIÁO LÝ (Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý 2020:)

tháng 9 02, 2023 |

Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý 2020:
“115. Linh mục là cộng sự viên đầu tiên của Giám mục và qua sự ủy nhiệm của ngài, trong khả năng là nhà giáo dục đức tin (Sắc lệnh Presbyterorum Ordinis, số 6), có trách nhiệm làm sống động, điều phối và hướng dẫn hoạt động dạy giáo lý của cộng đoàn đã được trao phó cho mình. “Việc tham khảo đối với huấn quyền của Giám mục trong linh mục đoàn của giáo phận và vâng phục đối với những hướng dẫn dạy giáo lý mà mỗi Mục tử và Hội đồng Giám mục ban hành vì ích lợi của tín hữu, là những yếu tố mà linh mục phải sử dụng trong hoạt động dạy giáo lý của mình.” Các linh mục phân định và cổ võ ơn gọi và sự phục vụ của giáo lý viên.
116. Linh mục giáo xứ/ cha xứ là giáo lý viên đầu tiên trong cộng đoàn giáo xứ. những công việc dạy giáo lý thích hợp với cha xứ, và với các linh mục nói chung, là:
a. cống hiến với thẩm quyền và dấn thân quảng đại vào việc dạy giáo lý cho các tín hữu đã được trao phó cho sự chăm sóc mục vụ của họ, tận dụng mọi cơ hội có được từ đời sống giáo xứ và môi trường văn hóa xã hội để rao giảng Tin Mừng;
b. quan tâm liên kết giữa dạy giáo lý, phụng vụ và bác ái, đặc biệt tận dụng các ngày chúa nhật như ngày của Chúa và của công đoàn Kitô hữu;
c. khơi dậy ý thức trách nhiệm về việc dạy giáo lý trong cộng đoàn và phân định những ơn gọi cụ thể liên quan đến vấn đề này, bày tỏ lòng biết ơn và cổ võ đối với những đóng góp của giáo lý viên;
d. quan tâm đến việc tổ chức dạy giáo lý, kết hợp vào kế hoạch mục vụ của cộng đoàn, cần sự trợ giúp của giáo lý viên. Thật là một ý tưởng hay đối với giáo lý viên để có kinh nghiệm những giai đoạn khác nhau của phân tích, lập kế hoạch, chọn lựa tài liệu, áp dụng và lượng giá.
e. đảm bảo mối liên kết chặt chẽ giữa việc dạy giáo lý trong cộng đoàn của họ và chương trình mục vụ của giáo phận, tránh tất cả mọi hình thức chủ quan trong việc thi hành tác vụ thánh;
f. là giáo lý viên của các giáo lý viên, quan tâm đào tạo họ, dành sự quan tâm tối đa cho nhiệm vụ này, đồng hành với họ trong sự trưởng thành đức tin của họ, hơn nữa, đánh giá cao nhóm giáo lý viên như là nơi của sự hiệp thông và đồng trách nhiệm cho việc đào tạo đích thật.”
Xem tiếp…

GIÁM MỤC NHƯ GIÁO LÝ VIÊN ĐẦU TIÊN (Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý 2020:)

tháng 9 02, 2023 |

Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý 2020:
“114. “Giám mục là người rao giảng Tin Mừng đầu tiên bằng lời nói và chứng tá đời sống của mình,” và, như người có trách nhiệm chính việc dạy giáo lý trong giáo phận, có chức năng chính, cùng với việc giảng dạy, thúc đẩy việc dạy giáo lý và cung cấp những hình thức khác của việc dạy giáo lý cần thiết cho người tín hữu theo những nguyên tắc và quy định được Tòa Thánh ban hành. Giám mục, ngoài sự cộng tác quý giá của các văn phòng giáo phận, có thể dựa vào sự giúp đỡ của các chuyên viên trong lãnh vực thần học, sư phạm giáo lý, và các khoa học nhân văn, cũng như những trung tâm huấn luyện và nghiên cứu việc dạy giáo lý. Sự quan tâm của giám mục đối với hoạt động giáo lý thúc đẩy ngài:
a. chính ngài quan tâm việc dạy giáo lý bằng việc dấn thân trực tiếp vào việc thông truyền Tin Mừng và gìn giữ kho tàng đức tin được nguyên vẹn;
b. bảo đảm việc hội nhập văn hóa đức tin trong lãnh thổ của mình bằng cách dành ưu tiên cho việc dạy giáo lý hiệu quả;
c. xây dựng một kế hoạch giáo lý toàn diện để phục vụ nhu cầu của dân Thiên Chúa và hài hòa với những kế hoạch mục vụ của giáo phận và của hội đồng giám mục;
d. khơi dậy và gìn giữ ‘một sự say mê dạy giáo lý, một sự say mê được thể hiện trong một tổ chức thích hợp và hữu hiệu, có đầy đủ nhân sự, phương tiện và công cụ cũng như nguồn tài chánh cần thiết cho hoạt động”;
e. đảm bảo rằng “các giáo lý viên được huấn luyện phù hợp cho chức năng của họ để họ hiểu rõ đạo lý của Giáo hội và có cả kiến thức lý thuyết và thực hành về các định luật tâm lý và những phương pháp sư phạm” (Sắc lệnh Christus Dominus, số 14).
f. chú ý đến chất lượng của các văn bản và dụng cụ để dạy giáo lý.
Giám mục phải cảm thấy sự cấp bách, ít ra là trong những khoảng thời gian được chú ý hơn của năm phụng vụ, đặc biệt suốt mùa Chay, mời gọi dân Thiên Chúa đến nhà thờ chính tòa để dạy giáo lý cho họ.”
Xem tiếp…

GIÁO LÝ VIÊN: NGƯỜI ĐỒNG HÀNH VÀ NHÀ GIÁO DỤC (Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý 2020:)

tháng 8 31, 2023 |

Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý 2020:
“113. Nhờ đức tin và xức dầu trong bí tích Rửa tội, khi cộng tác với Huấn quyền của Đức Kitô và như người tôi tớ của hành động Chúa Thánh Thần, giáo lý viên là:
c. người đồng hành và một nhà giáo dục của những người được Giáo hội trao phó: giáo lý viên là chuyên viên trong nghệ thuật đồng hành, có chuyên môn về giáo dục, có khả năng lắng nghe và bước vào những năng động của trưởng thành

nhân bản, trở thành bạn đồng hành với sự kiên nhẫn và ý thức về sự tiệm tiến, ngoan ngoãn đối với hành động của Chúa Thánh Thần và qua tiến trình huấn luyện giúp anh chị em mình trưởng thành trong đời sống kitô hữu và cuộc hành trình hướng về Thiên Chúa.
Giáo lý viên, trong lãnh vực nhân văn, biết niềm vui và hy vọng của con người, ưu sầu và lo âu của họ (Hiến chế Gaudium et Spes, số 1) và có khả năng đặt chúng trong tương quan với Tin Mừng của Chúa Giêsu.”

Tất cả cảm xúc:
Nhà Quốc Kiểu, Day Tran và 82 người khác

Xem tiếp…