BÌNH AN CỦA CHÚA (ĐTC Phanxicô, 13/04/2022)

tháng 4 19, 2024 |


“…Đây là cách Chúa Kitô mang lại hòa bình cho thế giới: qua sự hiền lành và dịu dàng, được tượng trưng bằng việc Ngài cưởi con lừa con bị cột dây mà chưa ai từng cưỡi trên đó. Không ai cả, vì cách làm việc của Thiên Chúa khác với cách làm việc của thế gian. Thật vậy, ngay trước Lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu đã giải thích cho các môn đệ rằng: “Thầy để lại bình an cho các con; bình an của Thầy, Thầy ban cho các con; Thầy ban cho các con không như thế gian ban”(Ga 14,27). Đó là hai phương thức khác nhau: cách thế giới mang lại hòa bình cho chúng ta và cách Thiên Chúa ban cho chúng ta hòa bình. Chúng khác nhau.
Hòa bình mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta vào ngày Lễ Phục sinh không phải là nền hòa bình theo các chiến lược của thế gian, một chiến lược vốn tin rằng nó có thể có được bằng vũ lực, bằng cách chinh phục và bằng nhiều hình thức áp đặt. Trên thực tế, hòa bình này chỉ là khoảng thời gian giữa các cuộc chiến tranh: tất cả chúng ta đều nhận thức rõ điều này. Sự bình an của Chúa theo đường lối hiền lành và thập giá: đó là gánh vác trách nhiệm cho người khác. Thật vậy, Chúa Kitô đã tự nhận lấy sự xấu xa, tội lỗi và sự chết của chúng ta. Người đã tự mình gánh lấy tất cả những điều này. Bằng cách này, Người đã giải phóng chúng ta. Người đã trả giá cho chúng ta. Sự bình an của Người không phải là kết quả của một sự thỏa hiệp nào đó, mà đúng hơn được phát sinh từ sự tự hiến. Tuy nhiên, hòa bình hiền lành và can đảm này, thật khó chấp nhận. Thực thế, đám đông tôn vinh Chúa Giêsu cũng chính là đám đông, một vài ngày sau đó, sẽ hét lên, "Hãy đóng đinh nó!" và, vì sợ hãi và thất vọng, sẽ không nhấc một ngón tay nào bênh vực Người…
Sự bình an của Chúa Giêsu không chế ngự người khác; nó không phải là một nền hòa bình có vũ trang, không bao giờ! Các vũ khí của Tin Mừng là lời cầu nguyện, sự dịu dàng, sự tha thứ và tình yêu tự do đối với người lân cận của mình, tình yêu thương dành cho mọi người lân cận. Đó là cách nền hòa bình của Thiên Chúa đã được mang vào thế giới. Đó là lý do tại sao cuộc xâm lược vũ trang ngày nay, giống như mọi cuộc chiến tranh, nói lên sự phẫn nộ chống lại Thiên Chúa, sự phản bội phạm thượng đối với Chúa của Lễ Vượt Qua, sự ưa thích khuôn mặt của thần giả trá của thế giới này hơn vị Thiên Chúa hiền lành của họ. Chiến tranh luôn là một hành vi của con người, nhằm tạo ra sự sùng bái ngẫu thần quyền lực.
Trước Lễ Vượt Qua cuối cùng của Người, Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Lòng các con đừng xao xuyến, đừng sợ hãi” (Ga 14,27). Vâng, bởi vì trong khi quyền lực thế gian chỉ để lại sự hủy diệt và chết chóc, chúng ta đã thấy điều này trong những ngày gần đây, hòa bình của Người tạo dựng nên lịch sử, bắt đầu từ trái tim của mỗi người chào đón chúng ta. Do đó, lễ Phục sinh là lễ đích thực của Thiên Chúa và nhân loại, bởi vì sự bình an mà Chúa Kitô đã đạt được trên thập giá khi hiến mình được phân phát cho chúng ta. Vì vậy, Chúa Kitô Phục Sinh, trong Ngày Lễ Phục Sinh, hiện ra với các môn đệ, và Người chào đón họ như thế nào? "Bình an cho các con!" (Ga 20,19-21). Đây là lời chào của Chúa Kitô chiến thắng, Chúa Kitô Phục sinh.” (ĐTC Phanxicô, 13/04/2022)
Xem tiếp…

THAY ÁNH MẮT ĐAU BUỒN BẰNG NIỀM VUI PHỤC SINH (ĐTC Phanxicô, giảng lễ Đêm Vọng PS 2022)

tháng 4 19, 2024 |


“Nhiều nhà văn đã gợi lên vẻ đẹp của những đêm đầy sao. Tuy nhiên, những đêm chiến tranh bị xé toạc bởi những ánh chớp báo hiệu cái chết. Trong đêm này, anh chị em thân mến, chúng ta hãy để cho những người phụ nữ của Tin Mừng dắt tay chúng ta, để cùng với họ, chúng ta có thể nhìn thấy những tia nắng đầu tiên của bình minh cuộc sống Thiên Chúa đang ló dạng trong bóng tối của thế giới chúng ta. Khi bóng đêm bị xua tan trước khi ánh sáng yên tĩnh đến, những người phụ nữ lên đường đến ngôi mộ để xức dầu cho xác Chúa Giêsu. Ở đó, họ đã có một trải nghiệm đáng kinh ngạc. Đầu tiên, các bà phát hiện ra rằng ngôi mộ trống rỗng; rồi các bà nhìn thấy hai nhân vật mặc quần áo sáng chói nói với các bà rằng Chúa Giêsu đã sống lại. Lập tức các bà chạy về báo tin cho các môn đệ khác (x. Lc 24,1-10). Các bà đã thấy, nghe, và tuyên bố. Với ba động từ này, xin cho chúng ta cũng được bước vào lễ Vượt qua của Chúa từ sự chết cho đến sự sống.
Những người phụ nữ đã nhìn thấy. Lời loan báo đầu tiên về sự sống lại không phải là một lời tuyên bố được mở ra, nhưng là một dấu hiệu cần được chiêm ngưỡng. Trong một khu nghĩa trang, gần một ngôi mộ, ở một nơi mà mọi thứ lẽ ra phải trật tự và yên bình, các bà “tìm thấy hòn đá lăn ra khỏi ngôi mộ; nhưng khi họ vào thì không thấy xác đâu “(câu 2-3). Lễ Phục sinh bắt đầu bằng cách làm đảo lộn những mong đợi của chúng ta. Ngày lễ này đi kèm với món quà của một niềm hy vọng khiến chúng ta ngạc nhiên và sững sờ. Vậy mà để đón nhận món quà đó không dễ chút nào. Đôi khi chúng ta phải thừa nhận rằng, niềm hy vọng này không tìm thấy chỗ đứng trong trái tim chúng ta. Giống như những người phụ nữ trong Tin Mừng, chúng ta bị bao trùm bởi những thắc mắc và nghi ngờ, và phản ứng đầu tiên của chúng ta trước dấu hiệu bất ngờ là một sự sợ hãi: “Họ kinh hãi và cúi mặt xuống đất” (câu 5).
Tất cả chúng ta thường nhìn cuộc sống và thực tế với đôi mắt u ám; chúng ta chỉ chăm chăm nhìn vào ngày đang trôi qua này, chán nản với tương lai, chỉ quan tâm đến bản thân và nhu cầu của mình, chìm vào ngục tù của sự thờ ơ, thậm chí ngay khi chúng ta liên tục phàn nàn rằng mọi thứ sẽ không bao giờ thay đổi. Bằng cách này, chúng ta dừng lại trước ngôi mộ của sự cam chịu và chủ nghĩa định mệnh, và chúng ta chôn vùi niềm vui sống.
Tuy nhiên, đêm nay, Chúa muốn ban cho chúng ta đôi mắt khác, sống động với hy vọng rằng nỗi sợ hãi, đau đớn và cái chết sẽ không có lời nói cuối cùng trên chúng ta. Nhờ mầu nhiệm vượt qua của Chúa Giêsu, chúng ta có thể từ hư vô trở thành sự sống. “Cái chết sẽ không thể cướp đi mạng sống của chúng ta được nữa” (K. RAHNER), vì cuộc sống đó giờ đây được tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa bao bọc trọn vẹn và vĩnh viễn. Đúng vậy, cái chết có thể khiến chúng ta khiếp sợ; nó có thể làm tê liệt chúng ta. Nhưng Chúa đã sống lại! Chúng ta hãy ngước nhìn lên, vén bức màn buồn phiền và u sầu khỏi đôi mắt, và mở lòng đón nhận niềm hy vọng mà Chúa mang đến!” (ĐTC Phanxicô, giảng lễ Đêm Vọng PS 2022)
Xem tiếp…

TIẾT ĐỘ (ĐTC Phanxicô, giáo lý 17/04/2024)

tháng 4 18, 2024 |

“…Sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo dạy chúng ta rằng “Tiết độ là nhân đức luân lý giúp chúng ta điều tiết sức lôi cuốn của những thú vui và giữ sự chừng mực trong việc sử dụng các của cải trần thế”. Sách Giáo lý nói tiếp: “Nó giúp ý chí làm chủ các bản năng và kiềm chế các ham muốn trong những giới hạn của sự lương thiện. Người tiết độ quy hướng các thèm muốn giác quan của mình về điều thiện, giữ được sự cẩn trọng lành mạnh, và không chiều theo sức mạnh của mình mà
bước theo các dục vọng của trái tim mình” (số 1809).
Vì vậy, sự tiết độ, như thuật ngữ tiếng Ý nói, là nhân đức của sự đúng mực. Trong mọi tình huống, người tiết độ đều cư xử cách khôn ngoan, bởi vì những người mà hành động luôn bị thúc đẩy bởi sự bốc đồng hoặc sự phấn khích cuối cùng đều không đáng tin cậy. Người không có sự tiết độ thì luôn không đáng tin cậy. Trong một thế giới, có rất nhiều người tự hào nói những gì họ suy nghĩ, thì ngược lại, người ôn hòa tiết độ thích nghĩ những gì họ nói. Anh chị em có hiểu được sự khác biệt không? Đừng nói những gì tôi nghĩ… hãy nghĩ về những gì tôi phải nói. Họ không đưa ra những lời hứa suông mà đưa ra những cam kết trong chừng mực mà họ có thể thực hiện được.
Ngay cả đối với những thú vui, người tiết độ cũng hành động sáng suốt. Dòng chảy tự do của các xung động và sự phóng túng hoàn toàn dành cho những thú vui cuối cùng lại phản tác dụng, đẩy chúng ta vào trạng thái buồn chán. Biết bao người ham muốn thử mọi thứ nhưng lại nhận thấy mình mất đi cảm giác thích thú với mọi thứ! Tốt hơn hết bạn nên tìm sự chừng mực: ví dụ, để đánh giá một loại rượu ngon, hãy thưởng thức nó từng ngụm nhỏ thì tốt hơn là cạn hết một lần…” (ĐTC Phanxicô, giáo lý 17/04/2024)
Xem tiếp…

SỨC MẠNH của CẦU NGUYỆN (ĐTC Phanxicô, 14/04/2021)

tháng 4 18, 2024 |


“Những người nam, nữ thánh thiện không có cuộc sống dễ dàng như những người khác. Thậm chí họ thực sự có những vấn đề riêng cần giải quyết, và hơn thế nữa, họ thường là đối tượng bị chống đối. Nhưng sức mạnh của họ là việc cầu nguyện. Họ luôn múc từ “cái giếng” vô tận của Mẹ Giáo Hội. Nhờ cầu nguyện, họ nuôi dưỡng ngọn lửa đức tin của họ, như dầu thường làm cho đèn. Và do đó, họ tiến bước trong đức tin và đức cậy. Các thánh, những vị thường ít được coi trọng trong con mắt thế gian, trên thực tế là những người nâng đỡ thế gian, không phải bằng vũ khí tiền bạc và quyền lực, của các phương tiện truyền thông - v.v. - nhưng bằng vũ khí cầu nguyện.
Trong Tin Mừng Luca, Chúa Giêsu đã đặt ra một câu hỏi cảm kích luôn khiến chúng ta phải suy gẫm: “Khi Con Người đến, Người có tìm thấy đức tin trên trái đất nữa không?” (Lc 18, 8/ hay Người sẽ chỉ tìm thấy các tổ chức, như các nhóm doanh nhân có đức tin, mọi sự được tổ chức tốt, thực hiện các việc bác ái, nhiều việc lắm, hay Người sẽ tìm thấy đức tin? "Khi Con người đến, liệu Người có tìm thấy đức tin trên trái đất nữa không?" Câu hỏi này xuất hiện ở phần cuối của một dụ ngôn muốn cho thấy sự cần thiết phải cầu nguyện một cách kiên trì, không mệt mỏi (xem các câu 1-8). Do đó, chúng ta có thể kết luận rằng ngọn đèn đức tin sẽ luôn được thắp sáng trên trái đất chừng nào còn dầu cầu nguyện. Chính điều này dẫn đức tin tiến tới và dẫn cuộc sống của chúng ta, những người yếu đuối và tội lỗi tiến tới, nhưng cầu nguyện sẽ dẫn nó tiến tới một cách an toàn.
Câu hỏi mà các Kitô hữu chúng ta cần tự hỏi là: Tôi có cầu nguyện không? Chúng ta có cầu nguyện không? Tôi phải cầu nguyện như thế nào? Như những con vẹt hay tôi cầu nguyện với trái tim mình? Tôi phải cầu nguyện như thế nào? Tôi có cầu nguyện, chắc chắn rằng tôi đang ở trong Giáo hội và tôi cầu nguyện với Giáo hội không? Hay tôi cầu nguyện chút chút theo các ý nghĩ của mình và sau đó làm cho ý nghĩ của mình thành lời cầu nguyện? Đó là một lời cầu nguyện của người ngoại giáo, không phải của Kitô hữu. Tôi nhắc lại: Chúng ta có thể kết luận rằng ngọn đèn đức tin sẽ luôn được thắp sáng trên trái đất chừng nào còn có dầu cầu nguyện.
Và đây là nhiệm vụ thiết yếu của Giáo hội: cầu nguyện và dạy cách cầu nguyện. Truyền ngọn đèn đức tin và dầu cầu nguyện từ thế hệ này sang thế hệ nọ. Ngọn đèn đức tin soi sáng sẽ sửa chữa mọi sự như chúng thực sự vốn là, nhưng nó chỉ có thể tiến tới bằng dầu đức tin. Nếu không, nó sẽ tắt ngúm. Nếu không có ánh sáng của ngọn đèn này, chúng ta sẽ không thể nhìn thấy con đường truyền giảng Tin Mừng, hay đúng hơn, chúng ta sẽ không thể nhìn thấy đường để tin cho tốt; chúng ta sẽ không thể nhìn thấy khuôn mặt của anh chị em chúng ta để đến gần và phục vụ; chúng ta sẽ không thể chiếu sáng căn phòng nơi chúng ta gặp gỡ trong cộng đồng. Không có niềm tin mọi sự đều sụp đổ; và nếu không có lời cầu nguyện, đức tin sẽ bị dập tắt. Đức tin và lời cầu nguyện đi đôi với nhau. Không có lựa chọn nào khác. Vì lý do này, Giáo hội, như căn nhà và trường học dạy hiệp thông, là căn nhà và trường học dạy đức tin và cầu nguyện.” (ĐTC Phanxicô, 14/04/2021)
Xem tiếp…

GẶP CHÚA KHI Ở CÙNG ANH EM THẤY CHÚA KHI Ở TRONG CỘNG ĐOÀN (ĐTC Phanxicô, giáo huấn 16/04/2023:)

tháng 4 18, 2024 |

“Anh
chị em thân mến, chào anh chị em,
Hôm nay, Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót, Tin Mừng thuật lại hai lần Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra với các môn đệ, nhất là với Tôma, vị “tông đồ hồ nghi” (x. Ga 20,24-29).
Trên thực tế, Tôma không phải là người duy nhất phải cố gắng để tin. Trên thực tế, Tôma đại diện cho tất cả chúng ta một chút. Thật vậy, không phải lúc nào cũng dễ tin, nhất là khi, như trong trường hợp của Tôma, ngài đã phải chịu một sự thất vọng ghê gớm. Và sau một sự thất vọng lớn như vậy, thật khó tin. Tôma đã theo Chúa Giêsu trong nhiều năm, chấp nhận rủi ro và chịu đựng những khó khăn. Nhưng Thầy đã bị đóng đinh như một tên tội phạm, và không ai giải thoát cho Thầy. Không ai đã làm bất cứ điều gì! Chúa Giêsu đã chết và mọi người đều sợ hãi. Làm thế nào Tôma có thể tin tưởng một lần nữa? Làm sao Tôma có thể tin những tin tức nói rằng Chúa Giêsu còn sống? Có một sự nghi ngờ trong Tôma.
Tuy nhiên, Tôma cho thấy ngài rất can đảm. Trong khi những người khác đóng cửa trong Phòng Tiệc Ly vì sợ hãi, thì Tôma đi ra ngoài, có nguy cơ bị ai đó nhận ra, báo cáo và bắt giữ. Thậm chí chúng ta có thể nghĩ rằng, với lòng can đảm của mình, Tôma xứng đáng được gặp Chúa Phục Sinh hơn những người khác. Nhưng ngược lại, chính vì đi vắng nên Tôma đã không có mặt khi Chúa Giêsu hiện ra lần đầu tiên với các môn đệ vào chiều Phục Sinh, do đó đã đánh mất cơ hội. Ngài đã rời xa cộng đoàn. Làm thế nào Tôma có thể lấy lại cơ hội? Chỉ bằng cách quay trở lại với những người khác, trở lại gia đình mà Tôma đã bỏ lại phía sau, sợ hãi và buồn bã. Khi Tôma làm như vậy, khi ngài trở lại, họ nói với ngài rằng Chúa Giêsu đã đến, nhưng Tôma phải cố gắng để có thể tin – Tôma muốn nhìn thấy vết thương của Chúa Giêsu. Và Chúa Giêsu đã làm cho Tôma thỏa mãn: tám ngày sau, Người lại hiện ra giữa các môn đệ và cho họ thấy những vết thương của Người, ở tay, ở chân của Người, những vết thương này là bằng chứng tình yêu của Người, là những kênh luôn rộng mở của lòng thương xót của Người.
Chúng ta hãy suy nghĩ về những sự thật này. Để tin, Tôma muốn có một dấu hiệu phi thường – chạm vào vết thương. Chúa Giêsu chỉ cho Tôma thấy những vết thương ấy, nhưng theo cách thông thường, đến trước mặt mọi người, trong cộng đoàn chứ không phải bên ngoài. Như thể Chúa Giêsu nói với Tôma rằng: nếu muốn gặp Thầy, đừng tìm kiếm đâu xa, hãy ở lại trong cộng đoàn, với những người khác. Đừng bỏ đi… hãy cầu nguyện với họ… bẻ bánh với họ. Và Chúa Giêsu cũng nói điều này với chúng ta. Đó là nơi anh em sẽ tìm thấy Thầy; đó là nơi Thầy sẽ chỉ cho anh em những dấu hiệu của những vết thương đã ghi dấu trên thân thể Thầy: những dấu hiệu của Tình Yêu chiến thắng hận thù, của Sự Tha Thứ giải trừ thù hận, những dấu hiệu của Sự Sống chiến thắng sự chết. Chính ở đó, trong cộng đoàn, anh em sẽ khám phá ra khuôn mặt của Thầy, khi anh em chia sẻ những khoảnh khắc nghi ngờ và sợ hãi với anh chị em của mình, thậm chí còn bám chặt lấy họ hơn. Không có cộng đoàn thì khó tìm gặp Chúa Giêsu.
Anh chị em thân mến, lời mời của Tôma cũng có giá trị đối với chúng ta. Phần chúng ta, chúng ta tìm Đấng Phục Sinh ở đâu? Trong một sự kiện đặc biệt nào đó, trong một cuộc rước tôn giáo ngoạn mục hay đáng kinh ngạc nào đó, chỉ ở mức độ xúc động hay giật gân? Hay đúng hơn là trong cộng đoàn, trong Giáo hội, chấp nhận thử thách ở lại đó, cho dù nó không hoàn hảo? Bất chấp tất cả những hạn chế và thất bại của Giáo Hội, đó là những hạn chế và thất bại của chúng ta, Giáo hội Mẹ của chúng ta là Thân thể của Chúa Kitô. Và chính ở đó, trong Thân Mình Chúa Kitô, bây giờ và mãi mãi, người ta có thể tìm thấy những dấu hiệu vĩ đại nhất về tình yêu của Ngài. Tuy nhiên, chúng ta hãy tự hỏi, nếu nhân danh tình yêu này, nhân danh những vết thương của Chúa Giêsu, liệu chúng ta có sẵn sàng mở rộng vòng tay đón nhận những người bị tổn thương bởi cuộc sống hay không? Không loại trừ một ai khỏi lòng thương xót của Thiên Chúa, nhưng đón nhận tất cả mọi người – mỗi người - như anh, như chị, như Chúa chào đón mọi người. Chúa chào đón tất cả mọi người.
Xin Mẹ Maria, Mẹ của Lòng Thương Xót, giúp chúng ta yêu mến Giáo hội và biến Giáo hội thành ngôi nhà chào đón mọi người.”
Xem tiếp…

NẾU KHÔNG CẦU NGUYỆN... (ĐTC Phanxicô, 14/04/2021)

tháng 4 17, 2024 |


“... các cộng đồng và nhóm chuyên chăm việc cầu nguyện đang phát triển mạnh mẽ trong Giáo hội. Một số Kitô hữu thậm chí còn cảm thấy lời mời gọi biến việc cầu nguyện thành hành động chính trong ngày của họ. Có những đan viện, tu viện, ẩn thất trong Giáo Hội, nơi người ta thánh hiến đời sống cho Thiên Chúa. Những nơi đó thường trở thành các trung tâm của ánh sáng tâm linh. Chúng là những trung tâm cầu nguyện cộng đồng rõi sáng nền linh đạo. Chúng là những ốc đảo nhỏ trong đó viêc cầu nguyện cao độ được chia sẻ và sự hiệp thông huynh đệ được xây dựng từng ngày. Chúng là những tế bào quan trọng không những đối với cấu trúc Giáo Hội, mà còn đối với chính cấu trúc xã hội nữa. Thí dụ, chúng ta hãy nghĩ về vai trò của phong trào đơn tu đối với sự ra đời và phát triển của nền văn minh châu Âu, cũng như các nền văn hóa khác. Cầu nguyện và làm việc trong cộng đồng giúp thế giới tiếp tục phát triển. Nó là một động cơ!
Mọi sự trong Giáo hội đều bắt nguồn từ việc cầu nguyện và mọi sự phát triển nhờ việc cầu nguyện. Khi Kẻ thù, Kẻ ác, muốn chống phá Giáo Hội, trước tiên hắn làm như vậy bằng cách cố gắng hút cạn nguồn suối của Giáo Hội, ngăn cản người ta cầu nguyện. Chẳng hạn, chúng ta thấy điều đó trong một số nhóm đồng ý thúc đẩy việc cải cách Giáo hội tiến tới, thay đổi đời sống của Giáo hội và mọi tổ chức, các phương tiện truyền thông sẵn sàng thông tri cho mọi người cùng biết… Nhưng không cầu nguyện, ta không thấy việc cầu nguyện đâu. Chúng ta cần thay đổi điều đó; chúng ta cần phải đưa ra quyết định hơi khó khăn này… Nhưng đề xuất này đáng chú ý. Nó rất đáng chú ý! Chỉ những thảo luận, chỉ nhờ các phương tiện truyền thông. Nhưng cầu nguyện ở đâu? Và cầu nguyện là điều mở cửa cho Chúa Thánh Thần, Đấng linh hứng sự tiến bộ.
Các thay đổi trong Giáo hội mà không có cầu nguyện không phải là những thay đổi do Giáo hội thực hiện. Chúng là những thay đổi được thực hiện bởi các nhóm. Và khi Kẻ thù, như tôi đã nói, muốn chống phá Giáo hội, trước hết hắn sẽ làm điều đó bằng cách hút cạn nguồn nước của Giáo Hội, ngăn cản việc cầu nguyện và đưa ra những đề xuất khác. Nếu việc cầu nguyện ngừng lại, trong một thời gian ngắn có vẻ như mọi sự vẫn tiếp tục như mọi khi, theo quán tính, nhưng sau một thời gian ngắn, Giáo hội sẽ nhận ra rằng mình đã trở nên giống như một cái vỏ rỗng, mất hết phương vị, không còn một chút nguồn ấm áp và tình yêu nào của mình nữa...” (ĐTC Phanxicô, 14/04/2021)
Xem tiếp…

CẦU NGUYỆN (ĐTC Phanxicô, 14/04/2021)

tháng 4 16, 2024 |


“Anh chị em thân mến, chúc anh em một buổi sáng tốt đẹp!
Giáo Hội là trường vĩ đại dạy ta cầu nguyện. Nhiều người trong chúng ta đã học cách thì thầm những lời cầu nguyện đầu tiên trong lòng cha mẹ hoặc ông bà. Có lẽ chúng ta trân trọng ký ức về mẹ về cha chúng ta, những người đã dạy chúng ta cầu nguyện trước khi đi ngủ. Những khoảnh khắc hồi tưởng này thường là những khoảnh khắc trong đó cha mẹ lắng nghe một bí quyết thân thiết nào đó và có thể cho chúng ta lời khuyên được Tin Mừng truyền cảm hứng. Sau đó, khi lớn thêm, người ta có những cuộc gặp gỡ khác, với những nhân chứng và những thầy dạy cầu nguyện khác (xem Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, 2686-2687). Nhớ lại những điều đó quả là việc tốt lành.
Cuộc sống của một giáo xứ và mỗi cộng đồng Kitô hữu được đánh dấu bằng những khoảnh khắc phụng vụ và cầu nguyện cộng đồng. Chúng ta đã ý thức được rằng ơn phúc chúng ta nhận được một cách đơn sơ khi còn thơ ấu là một di sản tuyệt vời, một cơ nghiệp phong phú và kinh nghiệm cầu nguyện ngày càng đáng được thâm hậu hóa nhiều hơn (xem sđd, 2688).
Tấm áo đức tin không cứng ngắc, nhưng phát triển cùng với chúng ta; nó không cứng ngắc, nó phát triển, thậm chí nhờ những khoảnh khắc khủng hoảng và hồi sinh. Trên thực tế, không có sự trưởng thành nào mà không có những khoảnh khắc khủng hoảng vì khủng hoảng khiến anh chị em trưởng thành. Trải qua khủng hoảng là điều cần thiết để trưởng thành. Và hơi thở của đức tin là việc cầu nguyện: chúng ta lớn lên trong đức tin bao lâu chúng ta học cách cầu nguyện. Sau những bước quá độ nào đó trong cuộc sống, chúng ta ý thức được rằng nếu không có đức tin, chúng ta rất có thể không thoát được và sức mạnh của chúng ta là việc cầu nguyện - không chỉ là việc cầu nguyện của bản thân, mà còn là việc cầu nguyện của anh chị em chúng ta, của cộng đồng đã đồng hành và hỗ trợ chúng ta, của những người biết chúng ta, những người chúng ta xin cầu nguyện cho chúng ta nữa...” (ĐTC Phanxicô, 14/04/2021)
Xem tiếp…

THÁNH LỄ… xưa nhất

tháng 4 14, 2024 |

Diễn tiến Thánh Lễ xưa nhất khoảng những năm 150 được thánh Justinô mô tả:
“Vào ngày được gọi là Ngày Mặt Trời, tất cả mọi người, dù ở thành thị hay thôn quê, cũng đều tụ họp về một nơi. Tại đây, người ta đọc bút ký các Tông Đồ hay các sách Ngôn Sứ, tuỳ thời giờ cho phép. Khi người đọc sách đọc xong, vị chủ toạ nói đôi lời chỉ dẫn và khuyến khích mọi người sống theo những điều tốt lành vừa nghe.
Sau đó, tất cả chúng tôi cùng đứng lên và dâng lời cầu nguyện. Như đã nói trên, sau khi cầu nguyện, người ta đem bánh rượu và nước đến. Vị chủ toạ dâng lời cầu nguyện và tạ ơn với hết khả năng của mình ; còn dân chúng thì lớn tiếng tung hô A-men. Tiếp đến, người ta phân chia của lễ tạ ơn đó cho từng người hiện diện, và các phó tế sẽ đem đến cho những người vắng mặt.
Những ai dư giả và có lòng thì muốn cho gì tuỳ ý, hoàn toàn tự nguyện. Những của thu được thì nộp cho vị chủ toạ ; vị này sẽ dùng để giúp cô nhi quả phụ, giúp những người thiếu thốn vì bệnh tật hay vì lý do nào khác, cả những người bị cầm tù, những khách lỡ đường. Tắt một lời, vị này giúp đỡ tất cả những ai túng thiếu.
Vậy, cứ vào Ngày Mặt Trời, tất cả chúng tôi tụ họp lại, vì đó là Ngày Thứ Nhất, ngày Thiên Chúa biến đổi bóng tối và vật chất để tạo thành thế giới. Đó cũng là ngày Đức Giê-su Ki-tô, Đấng cứu độ chúng tôi, sống lại từ cõi chết. Ngày hôm trước ngày Thổ Tinh (thứ Bảy), Người đã bị đóng đinh. Hai ngày sau, tức là Ngày Mặt Trời, Người hiện ra với các Tông Đồ và môn đệ, dạy bảo các ngài những điều chúng tôi truyền lại cho anh em để anh em phải chú tâm suy nghĩ.” (Thánh Justinô)
Xem tiếp…

VẾT THƯƠNG CHỮA LÀNH (ĐTC Phanxicô, 11/04/2021)

tháng 4 14, 2024 |

“Sau khi sự bình an trong lòng được phục hồi và sự tha thứ nâng các môn đệ đứng dậy, đây là ân sủng thứ ba mà Chúa Giêsu thương xót các môn đệ: Ngài ban cho họ những vết thương. Từ những vết thương đó, chúng ta được chữa lành (x. 1 Pt 2, 24; Is 53, 5).
Nhưng làm thế nào để một vết thương có thể chữa lành chúng ta? Thưa: với lòng thương xót. Trong những vết thương đó, giống như Tông đồ Tôma, chúng ta chạm vào bằng bàn tay của mình để thấy rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta đến tận sâu thẳm, rằng Người đã biến vết thương của chúng ta thành của riêng Người, rằng Người đã mang những yếu đuối của chúng ta vào cơ thể của Người. Những vết thương này là những kênh thông thoáng giữa Ngài và chúng ta, là những kênh thương xót đổ xuống trên những đau khổ của chúng ta. Những vết thương này là những con đường mà Thiên Chúa đã mở rộng cho chúng ta để chúng ta bước vào sự dịu dàng của Ngài và chạm vào Nhiệm thể Ngài bằng đôi tay của chúng ta. Và chúng ta không còn chút nghi ngờ nào về lòng thương xót của Người. Bằng cách yêu mến, hôn lên vết thương của Người, chúng ta khám phá ra rằng tất cả những nhược điểm của chúng ta đều được hoan nghênh trong sự dịu dàng của Người. Điều này xảy ra trong mọi Thánh lễ, nơi Chúa Giêsu dâng hiến cho chúng ta Thân thể bị thương và đã phục sinh của Người: chúng ta chạm vào Người và Người chạm vào cuộc đời của chúng ta. Và điều đó làm cho Thiên đường xuống trong chúng ta.
Những vết thương phát sáng của Người xuyên thủng bóng tối mà chúng ta mang bên trong. Và chúng ta, giống như Thánh Tôma, tìm thấy Chúa, chúng ta khám phá ra Ngài thân mật và gần gũi, và xúc động khi nói với Ngài: “Lạy Chúa và là Chúa của con!” (Ga 20, 28). Và mọi thứ đều bắt nguồn từ đây, từ ơn của người được thương xót. Từ đây bắt đầu cuộc hành trình của Kitô hữu. Mặt khác, nếu chúng ta dựa vào khả năng của mình, vào hiệu quả của các công trình và dự án của chúng ta, chúng ta sẽ không tiến xa được. Chỉ khi chúng ta chào đón tình yêu của Thiên Chúa, chúng ta mới có thể ban tặng một điều gì đó mới mẻ cho thế giới.” (ĐTC Phanxicô, 11/04/2021)
Xem tiếp…

DŨNG CẢM (ĐTC Phanxicô, giáo lý 10/04/2024)

tháng 4 14, 2024 |

“…Dũng cảm giúp chúng ta thành công trong cuộc sống. Người xưa – cả các triết gia Hy Lạp lẫn các nhà thần học Kitô giáo – đã nhìn nhận sự phát triển hai mặt trong nhân đức dũng cảm: một mặt thụ động, một mặt tích cực.
Đầu tiên là hướng vào bên trong chúng ta. Có những kẻ thù nội tâm mà chúng ta phải đánh bại, chúng mang tên lo lắng, thống khổ, sợ hãi, tội lỗi: tất cả những sức mạnh khuấy động sâu thẳm nội tâm chúng ta và trong một số tình huống làm chúng ta tê liệt. Có bao nhiêu chiến binh không chịu nổi ngay trước khi bắt đầu cuộc thách thức! Bởi vì họ không nhận thức được những kẻ nội thù này. Dũng cảm trước hết là chiến thắng chính mình. Hầu hết những nỗi sợ hãi nảy sinh trong chúng ta đều không có thực và hoàn toàn không trở thành hiện thực. Vậy thì tốt hơn là hãy cầu xin Chúa Thánh Thần và đối đầu với mọi sự với lòng kiên nhẫn: giải quyết từng vấn đề một, tùy theo khả năng của chúng ta, nhưng không đơn độc! Chúa ở cùng chúng ta nếu chúng ta tin tưởng vào Người và chân thành tìm kiếm điều tốt lành. Khi đó, trong mọi tình huống, chúng ta có thể trông cậy vào sự quan phòng của Chúa để che chở và trang bị cho chúng ta.
Và sau đó là chuyển động thứ hai của nhân đức dũng cảm, lần này có tính chất tích cực hơn. Ngoài những thử thách bên trong còn có những kẻ thù bên ngoài, đó là những thử thách của cuộc sống, những bắt bớ, những khó khăn mà chúng ta không ngờ tới và làm chúng ta ngạc nhiên. Thật vậy, chúng ta có thể cố gắng dự đoán điều gì sẽ xảy ra với mình, nhưng ở một mức độ lớn hơn, thực tại được tạo thành từ những sự kiện không thể lường trước được, và ở vùng biển này đôi khi con thuyền của chúng ta bị sóng đánh trôi. Sự dũng cảm khi đó làm cho chúng ta trở thành những thủy thủ kiên cường, không sợ hãi hay nản lòng…” (ĐTC Phanxicô, giáo lý 10/04/2024)
Xem tiếp…

CHÚA PHỤC SINH BAN THÁNH THẦN THA TỘI (ĐTC Phanxicô, 11/04/2021)

tháng 4 14, 2024 |

“Chúa Giêsu thương xót các môn đệ bằng cách ban Chúa Thánh Thần cho họ. Ngài ban Thánh Thần để các ngài có năng quyền tha tội (Ga 20, 22-23). Các môn đệ là những người có tội, họ đã chạy trốn bỏ rơi Thầy. Và tội lỗi ám ảnh, cái ác có giá của nó. Tội lỗi của chúng ta, theo Thánh Vịnh (xem 51: 5), luôn ở trước mặt chúng ta. Chúng ta không thể hủy bỏ nó một mình. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể loại trừ, chỉ có Ngài với lòng thương xót mới làm cho chúng ta thoát ra khỏi những đau khổ sâu xa nhất của chúng ta.
Giống như những môn đệ đó, chúng ta cần cho phép mình được tha thứ, và nói từ tận đáy lòng: “Lạy Chúa, xin thứ tha tội lỗi con”. Hãy mở rộng trái tim để cho phép mình được tha thứ. Sự tha thứ trong Chúa Thánh Thần là ân sủng Phục sinh để được phục sinh từ bên trong. Chúng ta hãy xin ơn đón nhận Người, đón nhận bí tích tha tội. Và xin ơn để hiểu rằng ở trung tâm của bí tích hòa giải không phải là chúng ta với tội lỗi của mình, mà là Thiên Chúa với lòng thương xót của Người.
Chúng ta không đi xưng tội để suy sụp, nhưng để làm cho chúng ta được phục hồi. Chúng ta cần đến bí tích hòa giải rất nhiều, tất cả mọi người đều cần. Chúng ta cần bí tích hòa giải như những đứa trẻ nhỏ, mỗi khi ngã, chúng cần được bố mẹ nâng lên. Chúng ta cũng thường xuyên sa ngã. Và bàn tay của Chúa Cha đã sẵn sàng để giúp chúng ta đứng dậy và tiếp tục bước đi. Bàn tay an toàn và đáng tin cậy này là bí tích hòa giải. Đó là Bí tích nâng chúng ta lên, không để chúng ta nằm trên mặt đất mà khóc trên những sàn cứng của những sa ngã. Đó là bí tích của sự phục sinh, đó là lòng thương xót thuần khiết. Và bất cứ ai nhận được bí tích hòa giải phải làm cho chính mình cảm nhận được sự ngọt ngào của lòng thương xót.
Và đây là cách của các cha giải tội khi tiếp nhận lời xưng thú của mọi người: hãy làm cho mọi người cảm nhận được sự ngọt ngào của lòng thương xót của Chúa Giêsu, Đấng đã tha thứ mọi sự. Chúa tha thứ mọi sự.” (ĐTC Phanxicô, 11/04/2021)
Xem tiếp…

PHỤC VỤ CỦA MỤC TỬ (ĐHY Cantalamessa, tĩnh tâm giáo triều, 08/04/2022, Giuse Phan Văn Phi O.Cist chuyển ngữ)

tháng 4 14, 2024 |


“…Đôi khi, sự phục vụ tốt nhất không bao gồm việc phục vụ, mà là việc cho phép mình được phục vụ, như Đức Giêsu, đôi khi Người cũng sẵn sàng ngồi vào bàn ăn và được người khác rửa chân (x. Lc 7,38) và sẵn lòng đón nhận những sự phục vụ mà một số phụ nữ quảng đại và giàu tình cảm đã giúp đỡ Người trong hành trình rao giảng của Người (x. Lc 8,2-3).
Có một điều khác cần phải nói về sự phục vụ của những người mục tử, và đó là điều này: việc phục vụ anh chị em, dù quan trọng và thánh thiện đến đâu, cũng không phải là điều đầu tiên và cũng không phải là điều cốt yếu; trước hết là sự phục vụ Thiên Chúa. Trước hết, Đức Giêsu là “tôi tớ của Giavê Thiên Chúa” và sau đó là tôi tớ của loài người. Đức Giêsu đã nhắc nhở cha mẹ mình rằng: “Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?” (Lc 2,49). Người đã không ngần ngại làm thất vọng đám đông, những kẻ đến nghe Người giảng dạy, và được chữa lành, Người đã bất ngờ bỏ họ ra đi, để lui vào nơi hoang vắng mà cầu nguyện (x. Lc 5,16).
Ngày nay, ngay cả việc phục vụ Tin Mừng cũng bị suy yếu bởi nguy cơ tục hóa. Người ta quá dễ dàng cho rằng mọi sự phục vụ nhân loại cũng đều là phục vụ Thiên Chúa. Thánh Phaolô nói về việc phục vụ Thần Khí [diakonia Pneumatos] (2Cr 3,8), mà các thừa tác viên của Tân Ước được đặt ra để phục vụ. Tinh thần phục vụ phải được thể hiện nơi các mục tử qua việc phục vụ Thần Khí!
Cũng giống như các linh mục, theo ơn gọi, được mời gọi để phục vụ theo “Thần Khí”, sẽ không phải là phục vụ anh chị em của mình nếu ngài làm cho họ hàng trăm hàng ngàn việc phục vụ khác, nhưng lại bỏ qua phận vụ duy nhất mà người ta có quyền mong đợi ở vị linh mục, điều mà chỉ linh mục mới có thể cho trao ban cho họ. Theo Sách Thánh thì linh mục “được đặt lên làm đại diện cho loài người, trong các mối tương quan với Thiên Chúa” (Hr 5,1). Khi vấn đề này lần đầu tiên nảy sinh trong Hội thánh, Phêrô đã giải quyết bằng cách nói: “Chúng tôi mà bỏ việc rao giảng Lời Thiên Chúa để lo việc ăn uống, là điều không phải… Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ Lời Thiên Chúa” (Cv 6,2-4).
Trên thực tế, có một số vị mục tử đã quay trở lại với việc lo ăn uống. Họ bận rộn giải quyết mọi vấn đề về vật chất, kinh tế, hành chính, đôi khi thậm chí là nông nghiệp nữa, điều vẫn tồn tại trong cộng đoàn của họ (dù những điều này có thể dễ dàng để cho người khác quan tâm), và họ bỏ bê công việc phục vụ đích thực không thể thay thế của mình. Việc phục vụ Lời Chúa đòi hỏi có nhiều thời giờ để đọc sách, nghiên cứu, cầu nguyện…” (ĐHY Cantalamessa, tĩnh tâm giáo triều, 08/04/2022, Giuse Phan Văn Phi O.Cist chuyển ngữ)
Xem tiếp…

BÌNH AN CHO ANH EM (ĐTC Phanxicô, 11/04/2021)

tháng 4 13, 2024 |

“Ngay từ đầu, Chúa Giêsu mang lại cho các môn đệ ơn bình an. Những môn đệ này đã rất đau khổ. Họ đã nhốt mình trong nhà vì sợ hãi, vì sợ bị bắt và kết cục cũng sẽ như Thầy. Nhưng không chỉ đóng cửa nhà, các ngài còn đóng kín cửa tâm hồn trong sự hối hận. Các ngài đã bỏ rơi và chối Chúa Giêsu. Các ngài cảm thấy mình chẳng có khả năng gì, chẳng được ơn ích gì, và sai lầm. Chúa Giêsu

đến và lặp lại hai lần: “Bình an cho anh em!”. Người không mang lại một sự bình an giúp loại bỏ những vấn đề bên ngoài, mà là một sự bình an giúp khơi dậy sự tự tin bên trong. Không phải bình an bên ngoài, mà là bình an trong lòng. Người nói: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.” (Ga 20:21). Như thể Người đang nói: “Thầy sai anh em đi bởi vì Thầy tin tưởng anh em”. Những môn đệ thất vọng đó được làm hòa với chính mình.
Sự bình an của Chúa Giêsu khiến họ chuyển từ hối hận sang sứ mệnh. Trên thực tế, sự bình an của Chúa Giêsu làm phát sinh sứ mệnh. Bình an của Chúa không phải là sự yên tĩnh, nó không phải là sự nhàn nhã, nhưng là sự đi ra khỏi chính mình. Sự bình an của Chúa Giêsu giải thoát khỏi sự khép kín làm tê liệt, và phá vỡ xiềng xích giam giữ trái tim. Và các môn đệ cảm thấy đầy lòng thương xót: họ cảm thấy rằng Thiên Chúa không lên án họ, không sỉ nhục họ, nhưng tin tưởng vào họ. Vâng, Người tin vào chúng tôi nhiều hơn chúng tôi tin vào chính mình. “Ngài yêu chúng ta nhiều hơn chúng ta yêu chính chúng ta” (xem Thánh John Henry Newman, Suy niệm và Tôn sùng, III, 12:2). Đối với Chúa không ai bất tài, không ai vô dụng, không ai bị loại trừ. Hôm nay Chúa Giêsu lặp lại một lần nữa: “Bình an cho anh em, là những người quý giá trong mắt Thầy. Bình an cho anh em, là những người quan trọng với Thầy. Bình an cho anh em, là những người có sứ mệnh. Không ai có thể làm điều đó thay cho anh em. Anh em là những người không thể thay thế được. Và Thầy tin vào anh em”. (ĐTC Phanxicô, 11/04/2021)
Xem tiếp…

PHỤC VỤ (ĐHY Cantalamessa, tĩnh tâm giáo triều ngày 08/04/2022)

tháng 4 13, 2024 |


“Chúng ta cần phải tìm hiểu sâu hơn ý nghĩa của hạn từ “phục vụ”, để nó có thể trở thành hiện thực trong đời sống chúng ta, và chúng ta không chỉ giới hạn bản thân trong những từ ngữ hoa mỹ mà thôi.
Tự bản chất, sự phục vụ không phải là một nhân đức. Chúng ta không tìm thấy hạn từ phục vụ [diakonía] nào được gọi là một nhân đức, hoặc

được gọi là hoa quả của Thần Khí, như trong danh mục mà các sách Tân Ước đã nêu ra. Thật vậy, thậm chí có người còn nói về việc phục vụ cho tội lỗi nữa (x. Rm 6,16), hoặc phục vụ các ngẫu tượng (x. 1Cr 6,9), mà chắc chắn đó không phải là một việc phục vụ tốt đẹp. Tự bản chất, việc phục vụ là trung lập, không tốt không xấu: nó chỉ nhấn mạnh đến điều kiện trong cuộc sống, hoặc cách thức tương quan với những người khác, trong công việc của một người, một sự lệ thuộc liên quan đến những người khác. Thậm chí việc phục vụ có thể còn là một điều tồi tệ nữa, nếu được thực hiện vì bị ép buộc (như trong chế độ nô lệ), hoặc chỉ vì sở thích và tư lợi.
Tất cả mọi người thời nay đều nói về sự phục vụ; mọi người đều nói rằng họ đang ở trong tình trạng phục vụ: người thương gia phục vụ các khách hàng; hoặc người ta nói đến tất cả những người thực hiện một chức năng xã hội mà họ cung cấp dịch vụ hoặc họ phục vụ. Nhưng rõ ràng là việc phục vụ mà Tin Mừng nói tới thì lại là một điều hoàn toàn khác, cho dù nó không loại trừ sự phục vụ theo kiểu người phàm, và cũng không nhất thiết phải loại bỏ sự phục vụ như cách hiểu của thế gian. Sự khác biệt hoàn toàn chính là ở động cơ và thái độ bên trong nội tâm mà việc phục vụ đó được thực hiện.
Chúng ta hãy đọc lại trình thuật Tin Mừng về việc rửa chân, để xem Đức Giêsu thực hiện với tinh thần nào và điều gì đã khiến Người hành động: “Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1). Phục vụ không phải là một nhân đức, nhưng bắt nguồn từ các nhân đức, và trước hết là từ lòng bác ái; quả thật, đó là cách diễn đạt tuyệt vời nhất của điều răn mới. Phục vụ là một cách thể hiện tình yêu thương “không tìm tư lợi” (x. 1Cr 13,5), mà là vì yêu thương tha nhân, không tìm kiếm bản thân, mà còn là của sự cho đi. Nói tóm lại, đó là sự tham gia và bắt chước hành động của Thiên Chúa, Đấng là “sự Thiện Tuyệt Đối”, chỉ có thể yêu thương và làm điều thiện một cách vô vị lợi, một cách hoàn toàn nhưng không.
Vì lý do này, trái ngược với tinh thần thế gian, việc phục vụ theo Tin Mừng thì không phải chỉ thích hợp với những người thấp kém, những người thiếu thốn, cho những người không có gì cả; nhưng đúng hơn, việc phục vụ Tin Mừng thuộc về bất cứ ai giàu có, cho bất cứ ai có địa vị cao, cho bất kỳ ai có của. Về phương diện phục vụ thì “ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn” (Lc 12,48). Vì lẽ đó, Đức Giêsu nói rằng, trong Hội thánh của Người: “Ai lớn nhất trong anh em, thì phải nên như người nhỏ tuổi nhất, và kẻ làm đầu thì phải nên như người phục vụ” (Lc 22,26), “ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người” (Mc 10,44). Vị Giáo sư của tôi là Ceslas Spicq ở đại học Freiburg [Thụy Sĩ], về khoa chú giải Kinh Thánh Tân Ước, cho biết rằng, việc rửa chân phục vụ chính là “bí tích của thẩm quyền Kitô giáo - il sacramento dell’autorità cristiana”.
Bên cạnh sự vô vị lợi, việc phục vụ còn thể hiện một đặc tính tuyệt vời khác của đức ái thần linh [agápe divina]: đó là sự khiêm tốn. Lời của Đức Giêsu: “Anh em phải rửa chân cho nhau” có nghĩa là: anh em phải làm cho nhau những việc phục vụ bác ái khiêm nhường. Lòng bác ái và sự khiêm nhường cùng nhau tạo nên sự phục vụ theo Tin Mừng. Đức Giêsu đã từng nói: “Hãy học nơi tôi vì tôi hiền lành và khiêm nhường” (Mt 11,29). Nhưng nếu bạn nghĩ về điều đó, thì Đức Giêsu đã làm gì để gọi mình là “khiêm nhường”? Có phải Người đã đánh giá thấp bản thân chăng? hay Người đã nói một cách khiêm tốn về con người của mình chăng? Ngược lại, trong chính đoạn Tin Mừng về việc rửa chân, Người nói rằng Người là “Thầy và là Chúa” (x. Ga 13,13).
Vậy Đức Giêsu đã làm gì để gọi mình là “khiêm tốn”? Người đã cúi xuống phục vụ! Ngay từ lúc nhập thể, Người đã không làm gì khác ngoài việc hạ mình xuống, hạ xuống đến mức thấp nhất, khi chúng ta thấy Người quỳ gối rửa chân cho các tông đồ. Hẳn là giữa các thiên thần phải run sợ làm sao, khi thấy Con Thiên Chúa đang hạ mình xuống như vậy, Đấng mà họ thậm chí không dám ngước nhìn Người (x. 1Pr 1,12). Đấng Tạo Hóa đã quỳ gối trước các thụ tạo! Thánh Bênađô đã thường tự nhủ lòng mình rằng: “Hỡi đồ tro bụi kiêu hãnh, ngươi đáng xấu hổ biết bao! Thiên Chúa thì hạ mình xuống, còn ngươi thì lại tìm cách đưa mình lên!” (San Bernardo di Chiaravalle, Lodi della Vergine, 1,8). Được hiểu theo cách này - nghĩa là hạ mình để phục vụ - thì đức khiêm nhường thực sự là con đường tuyệt hảo của việc nên giống Thiên Chúa và noi gương Thánh Thể trong đời sống chúng ta.” (ĐHY Cantalamessa, tĩnh tâm giáo triều ngày 08/04/2022)
Xem tiếp…

BỎ LẠI THẤT BẠI SAU LƯNG, TIẾN LÊN, ĐẾN GALILÊ… (ĐTC Phanxicô, giảng lễ Vọng Phục Sinh 2023:)

tháng 4 11, 2024 |

“…đây là điều mà Lễ Vượt Qua của Chúa hoàn thành: cuộc vượt qua của Người thúc đẩy chúng ta tiến tới, bỏ lại sau lưng cảm giác thất bại, lăn đi tảng đá mồ mả mà chúng ta thường giam hãm niềm hy vọng của mình, và tin tưởng hướng về tương lai, vì Chúa Kitô đã sống lại và đã thay đổi chiều hướng của lịch sử. Tuy nhiên, để làm được điều này, Lễ Vượt Qua của Chúa đưa chúng ta trở lại với ân
sủng của quá khứ của chính chúng ta; nó đưa chúng ta trở lại Galilê, nơi bắt đầu câu chuyện tình yêu của chúng ta với Chúa Giêsu, nơi xảy ra cuộc gọi đầu tiên. Nói cách khác, nó yêu cầu chúng ta sống lại khoảnh khắc đó, hoàn cảnh đó, kinh nghiệm mà trong đó chúng ta đã gặp Chúa, cảm nghiệm được tình yêu của Người, và nhận được một cách nhìn mới rạng rỡ về chính mình, về thế giới xung quanh chúng ta, và chính mầu nhiệm của cuộc sống.
Để sống lại, để bắt đầu lại, để tiếp tục cuộc hành trình, chúng ta luôn cần trở về Galilê, nghĩa là quay trở lại, không phải về một Chúa Giêsu trừu tượng hay một lý tưởng xa xôi, mà là về ký ức sống động, cụ thể và sờ thấy được của lần đầu tiên chúng ta gặp gỡ Ngài. Vâng, thưa anh chị em, để tiến tới chúng ta cần phải quay lại, để ghi nhớ; để có hy vọng, chúng ta cần làm sống lại ký ức của mình. Đây là những gì chúng ta được yêu cầu làm: đó là ghi nhớ và tiến lên! Nếu anh chị em tìm lại được tình yêu ban đầu, sự ngạc nhiên và niềm vui của cuộc gặp gỡ với Chúa, anh chị em sẽ tiếp tục tiến lên. Vì vậy, hãy ghi nhớ, và tiếp tục tiến về phía trước. Hãy ghi nhớ, và tiếp tục tiến về phía trước.
Hãy nhớ đến Galilê của chính anh chị em và tiến về phía đó, vì đó là “nơi” mà anh chị em đã biết Chúa Giêsu một cách cá vị, nơi Ngài không còn là một nhân vật khác đến từ một quá khứ xa xôi, mà là một con người đang sống: không phải là một Thiên Chúa xa xôi nào đó mà là Thiên Chúa là Đấng hiện hữu, ở bên cạnh anh chị em, Đấng hơn ai hết biết rõ anh chị em và yêu mến anh chị em. Thưa anh chị em, hãy nhớ đến Galilê, Galilê của anh chị em và lời mời gọi dành cho anh chị em. Hãy nhớ đến Lời của Thiên Chúa, Đấng đã phán trực tiếp với anh chị em vào một thời điểm chính xác.
Hãy nhớ kinh nghiệm mạnh mẽ đó về Thánh Linh; niềm vui lớn lao của sự tha thứ đã trải qua sau một lời xưng thú tội lỗi; khoảnh khắc cầu nguyện mãnh liệt và khó quên đó; ánh sáng đó đã thắp lên trong anh chị em và thay đổi cuộc đời anh chị em; cuộc gặp gỡ đó, cuộc hành hương đó. Mỗi người chúng ta đều biết nơi phục sinh nội tâm của mình, nơi là khởi đầu và là nền tảng đó, nơi mà mọi thứ đã thay đổi. Chúng ta không thể chôn vùi điều này trong nấm mồ quá khứ; Chúa Phục Sinh mời gọi chúng ta trở lại đó để cử hành Lễ Phục Sinh. Hãy nhớ Galilê của anh chị em. Hãy nhắc nhở bản thân mình.
Hôm nay, chúng ta hãy sống lại ký ức đó. Hãy quay trở lại cuộc gặp gỡ đầu tiên đó. Hãy nghĩ lại xem nó như thế nào và dựng lại bối cảnh, thời gian và địa điểm. Hãy ghi nhớ những cảm xúc và cảm giác; hãy ngắm nhìn màu sắc và thưởng thức hương vị của nó. Bởi vì, anh chị em biết đấy, chính khi anh chị em quên đi mối tình đầu, khi anh chị em không thể nhớ lại cuộc gặp gỡ đầu tiên đó, thì bụi bặm bắt đầu phủ lên trái tim anh chị em. Đó là khi anh chị em trải qua nỗi buồn; và giống như các môn đệ, anh chị em nhìn thấy tương lai trống rỗng, giống như một ngôi mộ với một tảng đá phong tỏa mọi hy vọng.
Tuy nhiên, thưa anh chị em, hôm nay sức mạnh của Lễ Phục Sinh kêu gọi anh chị em lăn đi mọi tảng đá của sự thất vọng và ngờ vực. Chúa là chuyên gia trong việc đẩy lùi những tảng đá tội lỗi và sợ hãi. Người muốn soi sáng ký ức thiêng liêng của anh chị em, ký ức đẹp nhất của anh chị em và khiến anh chị em hồi tưởng lại cuộc gặp gỡ đầu tiên với Ngài. Hãy ghi nhớ và tiếp tục tiến về phía trước. Hãy trở về với Người và khám phá lại ân sủng phục sinh của Thiên Chúa nơi anh chị em.
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy theo Chúa Giêsu đến Galilê, gặp gỡ Người và thờ phượng Người ở đó, nơi Người đang chờ đợi mỗi người chúng ta. Chúng ta hãy làm sống lại vẻ đẹp của khoảnh khắc đó khi chúng ta nhận ra rằng Ngài đang sống và chúng ta tôn vinh Ngài làm Chúa của cuộc đời chúng ta. Chúng ta hãy trở lại Galilê. Mỗi người chúng ta hãy trở về Galilê của chính mình, về nơi mà chúng ta đã gặp Người lần đầu tiên. Chúng ta hãy vươn lên trong cuộc sống mới!”
Xem tiếp…

THƯƠNG XÓT VÀ THA THỨ (ĐTC Phanxicô, 03/04/2022)

tháng 4 09, 2024 |


“Chúng ta thấy điều này ở người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình. Tình cảnh của cô tưởng chừng như vô vọng, nhưng rồi một chân trời mới đầy bất ngờ đã mở ra trước mắt. Cô đã bị sỉ nhục và đang chờ sự phán xét tàn nhẫn và sự trừng phạt nghiêm khắc. Tuy nhiên, trước sự ngạc nhiên của cô, cô thấy mình được Thiên Chúa tha bổng, và chỉ cho cô đến một tương lai mà cô không hề đoán trước: “Không ai lên án cô sao?” - Chúa Giêsu nói với cô ấy - “Tôi cũng không kết án chị đâu; hãy đi và đừng phạm tội nữa” (Ga 8,10-11).
Thật là khác biệt giữa Chúa và những kẻ tố cáo người phụ nữ! Họ viện dẫn Kinh thánh để kết án cô ấy; Chúa Giêsu, chính Ngôi Lời của Thiên Chúa, đã hoàn toàn phục hồi người phụ nữ, khôi phục lại hy vọng của cô ấy. Từ câu chuyện này, chúng ta học được rằng mọi phán xét không được truyền cảm hứng và cảm động bởi lòng bác ái sẽ chỉ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn cho những người nhận được phán xét ấy. Mặt khác, Chúa luôn có chỗ cho cơ hội thứ hai; Ngài luôn có thể tìm thấy những con đường dẫn đến giải thoát và cứu rỗi.
Sự tha thứ đã thay đổi cuộc đời người phụ nữ đó. Thương xót và khốn khổ bao trùm. Xót xa và khốn khó gặp nhau ở đó, cuộc đời người phụ nữ đã thay đổi. Chúng ta thậm chí có thể suy đoán liệu sau khi được Chúa Giêsu tha thứ, cô ấy có thể lần lượt tha thứ cho người khác hay không. Có lẽ cô ấy thậm chí đã đi xa đến mức xem những người tố cáo cô ấy không còn là những người đàn ông thô bạo và gian ác nữa, mà là phương tiện dẫn đến cuộc gặp gỡ của cô ấy với Chúa Giêsu.
Chúa cũng muốn chúng ta, các môn đệ, Hội Thánh của Ngài, cũng như những ai được Ngài tha thứ, trở thành những chứng nhân hòa giải không mệt mỏi. Nhân chứng của một vị Chúa mà từ “vô phương cứu chữa” không hề tồn tại, một vị Chúa luôn tha thứ. Chúa luôn tha thứ. Chúng ta là những người cảm thấy mệt mỏi khi cầu xin sự tha thứ. Thiên Chúa của chúng ta là một Thiên Chúa không bao giờ ngừng tin tưởng vào chúng ta và luôn cho chúng ta cơ hội để bắt đầu lại. Không có tội lỗi hay thất bại nào mà chúng ta có thể mang lại trước mặt Người mà không thể trở thành cơ hội để bắt đầu sống một cuộc sống mới và khác biệt dưới ngọn cờ của lòng thương xót. Không có tội lỗi nào mà không thể được đối xử theo cách này. Chúa tha thứ cho tất cả mọi thứ. Ngài tha thứ mọi tội lỗi.
Đây là Chúa Giêsu. Chúng ta thực sự biết Ngài khi chúng ta cảm nghiệm được sự tha thứ của Ngài, và khi, giống như người phụ nữ trong Phúc âm, chúng ta khám phá ra rằng Chúa đến với chúng ta qua vết thương nội tâm của chúng ta. Đó quả thật là nơi Chúa rất thích làm cho mình được biết đến, vì Người đến không phải vì những người khỏe mạnh mà là vì những ai đau yếu (x. Mt 9,12). Hôm nay, người phụ nữ đó, người đã tìm thấy lòng thương xót trong lúc khốn khổ của mình và đã ra đi được chữa lành nhờ sự tha thứ của Chúa Giêsu, mời gọi chúng ta, với tư cách là Giáo hội, trở lại trường học Tin Mừng, để học hỏi từ Thiên Chúa của niềm hy vọng, Đấng không ngừng làm chúng ta ngạc nhiên.
Nếu chúng ta noi gương Ngài, chúng ta sẽ không có khuynh hướng tập trung vào việc lên án tội lỗi, nhưng tập trung vào việc lên đường với tình yêu thương để tìm kiếm tội nhân. Chúng ta không chỉ bằng lòng với những người đã có mặt, nhưng sẽ đi tìm những người vắng mặt. Chúng ta sẽ không quay lại việc chỉ tay lên án, mà sẽ bắt đầu lắng nghe. Chúng ta sẽ không loại bỏ những người bị khinh thường, nhưng xem trọng nhất là những người mà những người khác coi là kém nhất. Thưa anh chị em, đây là điều Chúa Giêsu dạy chúng ta ngày nay qua gương của Ngài. Chúng ta hãy để cho Ngài làm chúng ta ngạc nhiên. Chúng ta hãy hân hoan chào đón tin vui mà Ngài mang đến.” (ĐTC Phanxicô, 03/04/2022)
Xem tiếp…

CÁC THÁNH (ĐTC Phanxicô, 07/04/2021)

tháng 4 09, 2024 |


 “...Cầu nguyện luôn được tái sinh: mỗi lần chúng ta nắm tay nhau và mở rộng tâm hồn với Thiên Chúa, chúng ta thấy mình được đồng hành với các vị thánh vô danh và các vị thánh được công nhận, những vị đang cầu nguyện với chúng ta và đang cầu bầu cho chúng ta như những anh chị em đã đi trước chúng ta trong cùng cuộc phiêu lưu của con người. Không có đau buồn nào trong Giáo Hội phát sinh trong cô đơn, không có nước mắt nào rơi trong quên lãng, vì mọi người cùng thở và tham dự vào một ơn thánh chung. Không phải ngẫu nhiên mà trong Giáo Hội cổ thời, người ta được chôn cất trong những khu vườn xung quanh một tòa nhà thánh thiêng, như để nói rằng, một cách nào đó, đoàn ngũ những người đi trước chúng ta đang tham dự vào mọi Bí tích Thánh Thể. Cha mẹ và ông bà của chúng ta ở đó, các cha mẹ đỡ đầu của chúng ta ở đó, các giáo lý viên và các thầy cô khác của chúng ta ở đó… Đức tin được truyền lại, được truyền tải, mà chúng ta đã nhận được. Cùng với đức tin, cách cầu nguyện và việc cầu nguyện đã được truyền lại.

Các thánh vẫn còn ở đây không xa chúng ta; và việc trưng bầy các ngài trong các nhà thờ gợi lên “đám mây nhân chứng” luôn vây quanh chúng ta (xem Dt 12: 1). Lúc bắt đầu, chúng ta đã nghe đoạn trích từ Thư gửi tín hữu Do Thái. Họ là các nhân chứng mà chúng ta không tôn thờ - nghĩa là chúng ta không tôn thờ các vị thánh này - nhưng là những vị được chúng ta tôn kính và là những vị, trong muôn ngàn cách khác nhau, đã đưa chúng ta đến với Chúa Giêsu Kitô, Chúa và Đấng Trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và nhân loại. Một “vị thánh” không đưa anh chị em đến với Chúa Giêsu thì không phải là một vị thánh, thậm chí không phải là một Kitô hữu. Một vị thánh phải làm cho anh chị em nhớ đến Chúa Giêsu Kitô vì ngài từng bước trên con đường sống như một Kitô hữu. Các thánh nhắc nhở chúng ta rằng ngay trong cuộc sống của chúng ta, dù yếu đuối và đầy tội lỗi, sự thánh thiện vẫn có thể khai mở. Dù vào thời điểm sau cùng. Thực thế, chúng ta đọc trong Tin Mừng rằng vị thánh đầu tiên được chính Chúa Giêsu phong thánh là một tên trộm, không phải là một Giáo hoàng. Sự thánh thiện là một hành trình của cuộc đời, một cuộc gặp gỡ dài hay ngắn hoặc tức thời với Chúa Giêsu. Nhưng họ luôn luôn là một nhân chứng, một vị thánh là một nhân chứng, một người nam hay người nữ đã gặp Chúa Giêsu và đi theo Chúa Giêsu. Không bao giờ là quá muộn để quay về với Chúa, Đấng tốt lành và cao cả trong tình yêu thương (xem Thánh vịnh 103,8)
...
Cách đầu tiên để đương đầu với thời điểm lo âu xao xuyến là xin các anh chị em của chúng ta, trên hết là các thánh, cầu nguyện cho chúng ta. Tên được đặt cho chúng ta lúc Rửa tội không phải là một nhãn hiệu hay một vật trang trí! Đó thường là tên của Đức Trinh Nữ, hoặc một vị Thánh, những vị không mong điều gì khác hơn là “giúp chúng ta một tay” ở trong đời, giúp chúng ta một tay để có được ơn thánh của Thiên Chúa mà chúng ta rất cần. Nếu những thử thách của cuộc sống vẫn chưa đến mức cùng cực, nếu chúng ta vẫn còn khả năng kiên trì, nếu bất chấp mọi sự chúng ta vẫn tiến bước một cách phó thác, hơn là do công lao của chúng ta, có lẽ chúng ta mang ơn tất cả những điều này vì lời chuyển cầu của tất cả các thánh, trong đó, một số vị đang ở trên Thiên đàng, một số khác đang lữ hành như chúng ta trên thế gian, những người đang bảo vệ và đồng hành với chúng ta, bởi vì tất cả chúng ta đều biết có những vị thánh ở đây trên trái đất này, những người nam nữ thánh thiện sống trong sự thánh thiện. Họ không biết điều đó; chúng ta cũng không biết điều đó. Nhưng có những vị thánh, những vị thánh thường ngày, những vị thánh ẩn dật, hay như tôi thích nói, “những vị thánh sống ở nhà bên cạnh”, những người chia sẻ cuộc sống của họ với chúng ta, những người làm việc với chúng ta và sống một cuộc sống thánh thiện.” (ĐTC Phanxicô, 07/04/2021)
Xem tiếp…