Home » TÒA THÁNH
NỘI DUNG GIÁO LÝ: TRUNG TÂM LÀ ĐỨC GIÊSU KITÔ (GIÁO LÝ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO, 426)
Thứ Năm, 22 tháng 8, 2024
“…Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, một mặt lấy lại cách sắp xếp “cũ”, đã trở thành truyền thống mà Sách Giáo Lý của thánh Pi-ô V đã theo, và chia nội dung thành bốn phần: Kinh Tin Kính; Phụng vụ thánh, đứng đầu là các bí tích; Luân lý Ki-tô Giáo, được trình bày dựa trên Mười Điều Răn; cuối cùng là Kinh nguyện Ki-tô Giáo. Tuy nhiên, đồng thời, nội dung thường được trình bày theo cách “mới” để đáp ứng các yêu cầu của thời đại chúng ta.
Bốn phần có liên hệ chặt chẽ với nhau: mầu nhiệm Ki-tô Giáo là đối tượng của đức tin (Phần thứ nhất); mầu nhiệm ấy được cử hành và được truyền thông qua các hành động phụng vụ (Phần thứ hai); mầu nhiệm ấy hiện diện để soi sáng và nâng đỡ con cái Thiên Chúa trong các việc làm của họ (Phần thứ ba); mầu nhiệm ấy đặt nền móng cho kinh nguyện của chúng ta, mà tiêu biểu đặc biệt là kinh Lạy Cha, và tạo thành đối tượng cho lời cầu xin, ca ngợi và chuyển cầu của chúng ta (Phần thứ tư)…
Đọc Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, chúng ta có thể nắm được sự thống nhất tuyệt vời của mầu nhiệm của Thiên Chúa, và kế hoạch cứu độ của Ngài, cũng như vị trí trung tâm của Đức Ki-tô Giê-su, Con Một Thiên Chúa, được Chúa Cha sai đến, làm người trong lòng Đức Trinh Nữ Ma-ri-a rất thánh, nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần, để trở thành Đấng Cứu Độ chúng ta. Đã chết và đã sống lại, Người luôn hiện diện trong Hội Thánh của Người, nhất là trong các bí tích. Chính Người là nguồn mạch thật của đức tin, là mẫu mực của đời sống luân lý Ki-tô Giáo và là Thầy dạy chúng ta cầu nguyện…” (Thánh Gioan Phaolô II-TÔNG HIẾN
“KHO TÀNG ĐỨC TIN”, VỀ VIỆC CÔNG BỐ
SÁCH GIÁO LÝ CỦA HỘI THÁNH CÔNG GIÁO, 1992)
“Phải xác quyết ngay rằng, ở trung tâm của việc dạy giáo lý, chủ yếu chúng ta gặp một nhân vật: đó là Chúa Giê-su Ki-tô Na-da-rét, ‘Con Một của Chúa Cha’… Người đã chịu khổ hình và đã chịu chết vì chúng ta; và Người, từ khi sống lại, luôn luôn sống với chúng ta… Dạy giáo lý là giúp người ta nhận ra toàn bộ kế hoạch vĩnh cửu của Thiên Chúa trong con người Đức Ki-tô; là tìm hiểu ý nghĩa các hành động và lời nói của Đức Ki-tô, và các dấu lạ Người đã thực hiện.”
Mục đích của việc dạy giáo lý là “dẫn đưa con người đến hiệp thông với Chúa Giê-su Ki-tô; chỉ một mình Người mới có thể dẫn người ta đến tình yêu của Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần và đến chỗ được thông phần vào sự sống của Ba Ngôi Chí Thánh.” (GIÁO LÝ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO, 426)
.jpg)
NỘI DUNG GIÁO LÝ: TRUNG TÂM LÀ ĐỨC GIÊSU KITÔ (GIÁO LÝ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO, 426)
Bạn đang xem NỘI DUNG GIÁO LÝ: TRUNG TÂM LÀ ĐỨC GIÊSU KITÔ (GIÁO LÝ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO, 426) tại Tông đồ giáo dân

Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét