LỄ TẠI ĐẤT THÁNH RẠNG

tháng 11 03, 2023 |
Xem tiếp…

HÁT CA DÂNG MẸ: Rạng 5 ca đoàn hát ca dâng Mẹ kết thúc tháng Mân Côi. Lần này đổi kiểu hát theo giáo họ…

tháng 11 01, 2023 |
Rạng 5 ca đoàn hát ca dâng Mẹ kết thúc tháng Mân Côi. Lần này đổi kiểu hát theo giáo họ…
Hôm nay cũng là “ngày ca đoàn”, hiểu thánh nhạc là “nữ tì của phụng vụ”, để “tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa con người”.








Xem tiếp…

KINH MÂN CÔI: BẢN TÓM LƯỢC TIN MỪNG (Tông thư Kinh Mân Côi)

tháng 10 08, 2023 |


Kinh Mân Côi, một bản tóm lược Tin Mừng:
18. Cách thức duy nhất để tiến tới việc chiêm ngưỡng dung nhan Đức Kitô là lắng nghe tiếng nói của Chúa Cha trong Thánh Thần, vì không ai biết rõ người Con trừ Chúa Cha (Mt 11,27). Tại địa hạt Xê-da-rê Phi-lip, Đức Giê-su đã đáp lại lời tuyên tín của Phê-rô bằng cách chỉ cho ông thấy nguồn gốc của trực giác rõ ràng về căn tính của Người: Không phải phàm nhân mạc khải cho anh biết điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời (Mt 16,17). Như vậy, cần có một mạc khải từ trên. Để đón nhận mặc khải ấy, nhất thiết phải chăm chú lắng nghe: Chỉ có kinh nghiệm về sự thinh lặng và cầu nguyện mới tạo ra môi trường thích hợp để cho sự hiểu biết đích thực, trung tín và vững chắc về mầu nhiệm đó được tăng trưởng và phát triển [27].
Kinh Mân Côi là một trong những con đường truyền thống của lời cầu nguyện Kitô giáo hướng đến việc chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô. Đức Giáo hoàng Phao-lô VI mô tả điều đó bằng những lời sau đây: Vì là một lời kinh dựa theo Tin mừng, tập trung vào mầu nhiệm Nhập thể cứu độ, kinh Mân Côi là lời kinh mang chiều kích Kitô một cách rõ nét. Thật thế, yếu tố đặc trưng nhất của kinh Mân Côi – việc lặp đi lặp lại Kinh kính mừng - là một lời ca ngợi không ngừng dâng lên Đức Kitô, Đấng là đối tượng tối hậu của cả lời truyền tin của Thiên thần, lẫn lời
chúc mừng
của mẹ thánh Gio-an Tẩy Giả: Phúc thay hoa quả của lòng Bà (Lc 1,42). Chúng ta có thể đi xa hơn và nói thêm rằng chuỗi kinh Kính mừng làm thành khung cửi trên đó đan dệt việc chiêm ngưỡng các mầu nhiệm. Đức Giê-su mà mỗi kinh Kính mừng gợi nhớ cũng là Đức Giê-su mà các mầu nhiệm tiếp nối nhau đề nghị cho chúng ta tuần tự như là Con Thiên Chúa, như là Con của Đức Trinh Nữ.” (Thánh Gioan Phaolô II)
Cùng lần chuỗi cầu nguyện cho nhau, để nhờ Mẹ giúp chúng ta “tìm được sức mạnh và niềm an ủi trong những thời khắc vui buồn của cuộc sống”. (ĐGM Phan Thiết, TMV10/2022, số 1)
Cù Mi, 01/10/2022
Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy
Xem tiếp…

MỪNG MẸ MÂN CÔI

tháng 10 08, 2023 |
Xem tiếp…

CẦU CHO SYNOD 16 (Trích đọc bài giảng tĩnh tâm của cha Timothy Peter Joseph Radcliffe, OP, nguyên Bề trên Dòng Giảng Thuyết cho các tham dự viên, hiệp thông cầu cho Synod 16:)

tháng 10 05, 2023 |

Trích đọc bài giảng tĩnh tâm của cha Timothy Peter Joseph Radcliffe, OP, nguyên Bề trên Dòng Giảng Thuyết cho các tham dự viên, hiệp thông cầu cho Synod 16:
“…Vào những thời điểm quan trọng trong Phúc âm, chúng ta luôn nghe thấy những lời này: “Đừng sợ”. Thánh Gioan nói với chúng ta “Tình yêu hoàn hảo loại trừ sợ hãi”. Vì vậy, chúng ta hãy

bắt đầu bằng việc cầu nguyện để Chúa giải thoát tâm hồn chúng ta khỏi sự sợ hãi. Đối với một số người, đây là nỗi sợ thay đổi và đối với những người khác, thì nỗi sợ là sẽ không có gì thay đổi. Nhưng “điều duy nhất chúng ta phải sợ là chính nỗi sợ hãi”.
Tất nhiên, tất cả chúng ta đều có những sự sợ hãi nào đó, nhưng Thánh Tôma Aquino đã dạy chúng ta rằng dũng cảm là từ chối làm nô lệ cho sự sợ hãi. Mong sao chúng ta luôn nhạy cảm trước nỗi sợ hãi của người khác, nhất là những người mà chúng ta bất đồng. “Giống như Abraham, chúng ta ra đi mà không biết mình đi đâu” (Dt 11,8). Nhưng nếu chúng ta giải thoát tâm hồn khỏi sợ hãi thì điều đó sẽ tuyệt vời ngoài sức tưởng tượng của chúng ta.
Để hướng dẫn chúng ta trong kỳ tĩnh tâm này, chúng ta sẽ suy niệm về Cuộc Biến Hình. Đây là nơi tĩnh tâm Chúa Giêsu dành cho các môn đệ thân cận nhất của Người trước khi họ bước vào Thượng Hội đồng đầu tiên trong đời sống Giáo hội, khi họ cùng nhau tiến về Giêrusalem (syn-hodos). Cuộc tĩnh tâm này là cần thiết vì các ông sợ cuộc hành trình này mà họ phải thực hiện cùng nhau. Cho tới lúc này, họ đã lang thang khắp miền bắc Israel. Nhưng tại Xêdarê Philípphê, Phêrô tuyên xưng Chúa Giêsu là Đức Kitô. Sau đó, Chúa Giêsu mời họ cùng đi với Người lên Giêrusalem, nơi Người sẽ chịu đau khổ, chịu chết, và sống lại từ cõi chết. Các ông không thể chấp nhận điều này. Phêrô cố gắng ngăn cản Người. Chúa Giêsu gọi ông là “Satan”, “kẻ thù”. Cộng đoàn nhỏ bé bị tê liệt. Thế là Chúa Giêsu đưa các ông lên núi. Chúng ta hãy lắng nghe tường thuật của Thánh Marco về những gì đã xảy ra…
Cuộc tĩnh tâm này mang lại cho các ông lòng can đảm và niềm hy vọng để bắt đầu cuộc hành trình của mình, một cuộc hành trình không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Vì thực, các ông ngay lập tức thất bại trong việc giải thoát mình khỏi tinh thần xấu xa. Họ tranh cãi xem ai là người lớn nhất. Họ hiểu sai về Chúa. Nhưng họ đang trên con đường của mình với một niềm hy vọng mong manh.
Cũng thế, chúng ta cũng chuẩn bị cho Thượng Hội đồng bằng việc đi tĩnh tâm, ở đây, giống như các môn đệ, chúng ta học cách lắng nghe Chúa. Khi chúng ta sẽ bắt đầu lên đường trong thời gian 3 ngày nữa, chúng ta sẽ thường giống như những môn đệ đó, hiểu lầm nhau và thậm chí cãi nhau. Nhưng Chúa sẽ dẫn chúng ta tiến về cái chết và sự phục sinh của Giáo hội. Chúng ta cũng hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta niềm hy vọng: niềm hy vọng rằng Thượng Hội đồng này sẽ dẫn đến một cuộc canh tân Giáo hội chứ không phải sự chia rẽ; niềm hy vọng rằng chúng ta sẽ xích lại gần nhau hơn như anh chị em. Niềm hy vọng này của chúng ta không chỉ đối với Giáo hội Công giáo mà còn đối với tất cả anh chị em của chúng ta đã lãnh phép Rửa. Người ta nói về một “mùa đông đại kết”. Chúng ta hy vọng một mùa xuân đại kết…”
Xem tiếp…

Siêng dâng lễ cùng tôn thờ Thiên Chúa, Năng lần hạt cũng suy niệm Tin Mừng

tháng 10 04, 2023 |

Xem tiếp…

ĐỌC KINH GIA ĐÌNH: Thăm giáo họ Phanxicô đọc kinh gia đình tháng mân côi. Vùng “bàu me” hẻo lánh cây cối um tùm, cánh nhà thờ hơn 5km, giáo dân thưa thớt… mà qui tụ được cũng tạ ơn Chúa !

tháng 10 04, 2023 |
Xem tiếp…

RẠNG VUI TRUNG THU

tháng 10 01, 2023 |
Xem tiếp…

BẢN GHI NHỚ ĐẠI HỘI GIÁO LÝ VIÊN VI

tháng 9 28, 2023 |

BẢN GHI NHỚ
ĐẠI HỘI GIÁO LÝ VIÊN VI
Đại hội Giáo lý Toàn quốc lần VI diễn ra tại Tòa Giám mục Thái Bình, từ ngày 21 đến 24 tháng 8 năm 2023, quy tụ 243 tham dự viên, gồm 4 giám mục, 127 linh mục, 50 tu sĩ và 62 giáo dân thuộc 27 giáo phận với chủ đề “Giáo lý viên: Con người Hiệp hành”. Nhờ tác động của Chúa Thánh Thần, dưới sự hướng dẫn của Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới lần XVI với chủ đề “Hướng tới một

Hội Thánh Hiệp hành: hiệp thông – tham gia – sứ vụ” và của Hội đồng Giáo hoàng Cổ võ Tân Phúc Âm hóa trong Hướng Dẫn việc Dạy Giáo Lý năm 2020, cũng như sự đồng hành của hai giám mục Gioan Đỗ Văn Ngân và Đaminh Đặng Văn Cầu, các tham dự viên đã cầu nguyện, suy nghĩ, trao đổi và thống nhất những điểm sau:
1. Giáo lý viên cần được đào tạo và huấn luyện để trở thành những con người hiệp hành, được Chúa Thánh Thần soi sáng, ngày càng có khả năng cùng cất bước với Hội Thánh trong hành trình đức tin và thông truyền đức tin qua việc dạy giáo lý. Cụ thể họ cùng nhau tuyên xưng đức tin, cử hành đức tin, sống đức tin và cầu nguyện.
2. Để hiệp hành trong việc tuyên xưng đức tin, Giáo lý viên được mời gọi cùng với Hội Thánh diễn tả và thông truyền đức tin qua Kinh Tin Kính, cũng như đón nhận và đáp lại những gì Thiên Chúa đã làm cho con người trong Đức Kitô, bằng cách bước theo Người là “Đường, Sự Thật và Sự Sống”.
3. Để hiệp hành trong việc cử hành đức tin, Giáo lý viên cần hiểu tầm quan trọng của Phụng vụ trong đời sống Hội Thánh, biết cộng tác và làm cho ân sủng được lãnh nhận từ các bí tích trổ sinh hoa trái trong cuộc sống của mình. Nhờ đó, họ có thể chia sẻ cho người khác không chỉ kiến thức đức tin, mà còn kinh nghiệm sống động về cuộc gặp gỡ với Đức Kitô trong các cử hành Phụng vụ.
4. Để hiệp hành trong đời sống đức tin, Giáo lý viên cần bước theo Đức Kitô trong đời sống thông hiệp với Hội Thánh, cụ thể là cùng nhau sống những gì mình xác tín và rao giảng trong đời sống hằng ngày để trở thành gương mẫu cho mọi người về đời sống trong Đức Kitô.
5. Để hiệp hành trong đời sống cầu nguyện, Giáo lý viên cần ý thức cầu nguyện theo gương của Chúa Giêsu và Mẹ Maria là rất cần thiết, nhờ đó họ hiệp thông với Thiên Chúa, với Giáo hội và với nhau.
6. Để Giáo lý viên có thể hiệp hành với Hội Thánh trong hành trình đức tin và thông truyền đức tin, đời sống và việc dạy giáo lý của họ phải được gợi hứng, nuôi dưỡng và phong phú hóa bởi Lời Chúa. Do đó, Giáo lý viên được mời gọi siêng năng học hỏi, đọc Lời Chúa trong tâm thế cầu nguyện và học biết phân định dưới ánh sáng của Lời Chúa.
7. Để phục vụ cho công cuộc Tân Phúc Âm hóa của Hội Thánh trong thế giới hôm nay, Giáo lý viên còn được mời gọi đổi mới việc dạy giáo lý theo viễn tượng truyền giáo, trở nên dấu chỉ của lòng thương xót và nơi trải nghiệm sự đối thoại.
8. Cuối cùng, Ban Giáo lý Toàn quốc cần tiến hành việc biên soạn một giáo trình đào tạo Giáo lý viên theo hướng hiệp hành, để đáp ứng những ước muốn của tham dự viên trong Đại hội.
Trong niềm tin yêu và hy vọng, các tham dự viên phó dâng cho Đức Maria và Chân Phước Anrê Phú Yên, công cuộc đào tạo Giáo lý viên trở nên con người hiệp hành này.
Tòa Giám mục Thái Bình, ngày 24 tháng 8 năm 2023
Lm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Việt
Trưởng ban Giáo lý Toàn quốc




Xem tiếp…

CHĂM SÓC DI DÂN

tháng 9 24, 2023 |




Xem tiếp…

THƯỜNG HUẤN LINH MỤC TRẺ

tháng 9 21, 2023 |

Đồng hành với các linh mục, sứ vụ của con. Lần này mời cha Giuse Đinh Văn Điệp chia sẻ về nghệ thuật thánh… Có các phó tế rao phong chức vào 02/12/2023, ngày đó sẽ có tròn 40 linh mục trẻ thường huấn hằng tháng tại Rạng.
Xin cầu nguyện, đồng hành nâng đỡ các cha trẻ lúc này, sẽ là mục tử nồng cốt cho tương lai của Phan Thiết…




Xem tiếp…

NƠI VÀ NGƯỜI ĐÀO TẠO GIÁO LÝ VIÊN (Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý 2020:)

tháng 9 15, 2023 |

Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý 2020:
“154. Các trung tâm đào tạo căn bản cho giáo lý viên, dù là giáo xứ, liên giáo xứ, hay giáo phận, có nhiệm vụ trình bày một chương trình đào tạo cơ bản có hệ thống.
Thật là một ý tưởng tốt để cung cấp cho một chương trình đào tạo về những nội dung cơ bản, trình bày một cách đơn giản, nhưng với kiểu đào tạo đầy đủ để đáp ứng những đòi hỏi hiện tại. Việc đào tạo này, có giá trị là có hệ thống vì nó chuyển tải một cái nhìn tổng quát, nên có chất lượng cao và được đảm bảo bởi việc sử dụng các nhà đào tạo chuyên môn có kinh nghiệm mục vụ tốt và nhạy bén. Vì việc đào tạo cũng cung cấp những cơ hội để làm quen và trao đổi ý kiến với những giáo lý viên khác, nó nuôi dưỡng sự hiệp thông trong Giáo hội.
155. Những trung tâm chuyên nghiệp, dù là giáo phận, liên giáo phận, hay quốc gia có mục đích cỗ võ việc đào tạo những người điều hành và các nhân viên của ngành dạy giáo lý, hoặc các giáo lý viên có ý định chuyên môn hóa bởi vì họ dấn thân vào việc phục vụ này một cách vững chắc hơn. Mức độ đào tạo của các trung tâm này đòi hỏi hơn và do đó việc tham dự cũng khắt khe hơn và kéo dài hơn theo thời gian…
Có thể thích hợp để những nguồn lục của các trung tâm này, với sự cộng tác của các văn phòng mục vụ khác của giáo phận hay của Giáo hội địa phương, được cung cấp cho các nhân viên thuộc các lãnh vực mục vụ khác nhau, trở thành trung tâm đào tạo những người làm mục vụ.
156. Các học viện cao đẳng cho các nhà chuyên môn về huấn giáo, dù thuộc về quốc gia hay quốc tế, cung cấp các linh mục, phó tế, những người sống đời thánh hiến, và giáo dân một chương trình đào tạo ở mức độ cao, nhằm mục đích chuẩn bị các giáo lý viên có khả năng điều hợp việc dạy giáo lý ở cấp giáo phận hoặc trong lãnh vực các hoạt động của dòng tu. Các học viện cao đẳng này cũng đào tạo các giáo sư về huấn giáo cho các chủng viện, các học viện đào tạo, hoặc những trung tâm đào tạo giáo lý viên, hoặc thúc đẩy việc nghiên cứu về huấn giáo…”
Xem tiếp…

GIÁO LÝ VIÊN CẦN CÓ (Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý 2020:)

tháng 9 14, 2023 |

Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý 2020:
“149. Đào tạo sư phạm cho giáo lý viên cần phát triển một số thái độ nơi họ, bao gồm:
a. khả năng tự do nội tâm và vô vị lợi, sự tận tâm và kiên định để là chứng nhân đáng tin cậy cho đức tin;
b. chuyên môn về truyền thông và kể chuyện về đức tin như khả năng trình bày lịch sử cứu độ một cách sống động để người ta có thể cảm thấy họ là một phần của lịch sử ấy;
c. sự trưởng thành của một tâm thế giáo dục bao hàm việc mong muốn xây dựng các mối tương quan trưởng thành với con người và khả năng hướng dẫn các hoạt động nhóm, thúc đẩy sự linh hoạt các tiến trình học hỏi cho cá nhân và cộng đoàn;
d. xử lý cách bình thản những mối tương quan giáo dục trong khả năng cảm thông của họ, hòa điệu với thế giới nội tâm của người khác và sẵn sàng diễn tả cảm xúc của mình;
e. khả năng để chuẩn bị một lộ trình đức tin bao gồm việc xem xét các hoàn cảnh văn hóa xã hội, sử dụng ngôn ngữ, kỹ thuật, và những công cụ với sự sáng tạo; lượng giá;
Tuy nhiên, tiến trình giáo dục, một khung cảnh giá trị cho việc phát triển và đối thoại, cũng bao gồm kinh nghiệm về những sai sót và giới hạn, đòi hỏi kiên nhẫn và tận tâm. Thật là điều tốt khi phát triển một sự sẵn sàng để cho mình được giáo dục trong khi giáo dục người khác; thực tế, chính kinh nghiệm là một phòng thí nghiệm của việc đào tạo trong đó việc học hỏi là sâu sắc nhất.”
Xem tiếp…

GIÁO LÝ VIÊN CẦN BIẾT (Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý 2020:)

tháng 9 14, 2023 |

Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý 2020:
“143. Giáo lý viên cũng là một người thầy, người dạy về đức tin. Thực ra, trong khi nhiệm vụ làm chứng là đức tính chính của mình, họ không quên rằng họ cũng có trách nhiệm để thông truyền đức tin của Giáo hội. Do đó, việc đào tạo của họ phải có chỗ để khám phá và tìm hiểu sứ điệp được thông truyền trong tương quan với bối cảnh văn hóa, giáo hội, và bối cảnh hiện sinh của người nghe. Điều cần là không được xem nhẹ nhu cầu đào tạo đối với khía cạnh này, vốn có liên hệ mật

thiết với mong muốn đào sâu kiến thức về Đấng mà giáo lý viên trong đức tin nhận ra là Chúa của mình. Việc tiếp nhận nội dung đức tin như sự khôn ngoan của đức tin được diễn ra trên hết nhờ quen thuộc với Kinh Thánh và với nghiên cứu Sách Giáo lý của hội thánh Công giáo, các sách giáo lý của Giáo hội địa phương, và những văn kiện huấn quyền.
144. Vì vậy, giáo lý viên cần biết:
- những phần chính của lịch sử cứu độ: Cựu Ước, Tân Ước, và lịch sử Giáo hội, trong ánh sáng Mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Giêsu Kitô;
- điểm chính thiết yếu của sứ điệp và kinh nghiệm Kitô giáo: Kinh Tin Kính, Phụng vụ và các Bí tích, đời sống Luân lý và Cầu nguyện;
- những yếu tố chính của Huấn quyền Hội thánh liên quan việc loan báo Tin Mừng và dạy giáo lý;
Hơn nữa, trong một số nơi trên thế giới, nơi mà Giáo hội Công giáo cùng các truyền thống giáo hội khác cùng chung sống, các giáo lý viên phải có sự hiểu biết tổng quát về thần học, phụng vụ, và kỷ luật bí tích của các anh em mình. Cuối cùng, trong những bối cảnh đại kết và đa nguyên tôn giáo, cần phải chăm lo sao cho các giáo lý viên quen thuộc với những yếu tố thiết yếu về đời sống và thần học của các Giáo hội khác và những cộng đoàn Kitô hữu và các tôn giáo khác, để, với sự tôn trọng căn tính của mọi người, có đối thoại đích thật và hoa trái.”
Xem tiếp…

ĐÓNG GÓP VĨ ĐẠI CỦA PHỤ NỮ ĐỐI VỚI VIỆC DẠY GIÁO LÝ (Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý 2020:)

tháng 9 12, 2023 |

Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý 2020:
“127. Các phụ nữ thực hiện vai trò quý giá trong gia đình và trong cộng đoàn kitô hữu, sẵn sàng cho việc phục vụ của họ như những người vợ, người mẹ, giáo lý viên, nhân viên và công việc chuyên môn. Họ có Đức Mẹ như mẫu gương, ‘là mẫu gương của tình yêu thương mang đậm tính hiền mẫu, một tình yêu cần được thể hiện cách sống động nơi tất cả những ai đang cộng tác vào

sứ mệnh tông đồ của Giáo hội để tái sinh nhân loại” (Hiến chế Lumen Gentium, số 65). Với những lời và hành động của Người, Chúa Giêsu dạy những người đi theo Ngài nhận ra giá trị của người phụ nữ. Thêm vào đó, Người muốn có sự hiện diện của họ như những môn đệ (Mc 15,40-41) và trao cho Maria Mác-đa-la và những người phụ nữ khác niềm vui loan báo sự phục sinh của Người cho các Tông đồ (Mt 28,9-10; Mc 16,9-10; Lc 24,8-9; Ga 20,18). Giáo hội thời sơ khai, trong cùng một cách, cảm thấy cần làm cho lời dạy của Chúa Giêsu làm của mình và đón nhận sự hiện diện của những người phụ nữ trong công cuộc phúc âm hóa như một quà tặng quý giá (Lc 8,1-3; Ga 4,28-29).
128. Như thế, cộng đoàn Kitô hữu thường xuyên được khơi gợi bởi tài năng của người nữ khi nhận ra những đóng góp của họ để hiện thực hóa đời sống mục vụ của Giáo hội như thiết yếu và không thể thiếu được. Dạy giáo lý là một trong những nhiệm vụ này dẫn đến việc nhìn nhận sự đóng góp rất lớn mà các nữ giáo lý viên cống hiến. họ là những người dấn thân hết mình cho tác vụ này với sự tận tâm, đam mê và chuyên nghiệp. Trong đời sống, họ thể hiện hình ảnh hiền mẫu, biết cách làm chứng nhân, ngay cả trong những thời điểm khó khăn, với sự dịu hiền và tận tâm của Giáo hội. Họ có khả năng thấu hiểu, với một sự nhạy cảm đặc biệt, mẫu gương của Chúa Giêsu: phục vụ trong những việc nhỏ bé cũng như trong những việc lớn là thái độ của những người hiểu tường tận tình yêu mà Thiên Chúa dành cho nhân loại, và không thể làm gì khác hơn là ban phát rộng rãi tình yêu ấy cho những người lân cận, quan tâm đến con người và sự vật của thế giới.
129. Đánh giá cao sự nhạy cảm của nữ giới trong việc dạy giáo lý không có nghĩa là làm lu mờ sự hiện diện quan trọng không kém của nam giới. Trái lại, trong ánh sáng những thay đổi của nhân chủng học, sự hiện diện này cũng không thể thiếu được. đối với phát triển lành mạnh của con người và trưởng thành thiêng liêng không thể có được nếu không có sự hiện diện của cả hai giới, nữ và nam. Do đó, cộng đoàn Kitô hữu nên đánh giá cao sự hiện diện của cả các nữ giáo lý viên, mà số giáo lý viên này rất quan trọng đối với việc dạy giáo lý, và các nam giáo lý viên, mà vai trò của họ đặc biệt đối với các thanh thiếu niên ngày nay là điều không thể thiếu được. Cần đặc biệt đánh giá cao sự hiện diện của những giáo lý viên trẻ, là những người đem đến những đóng góp đặc biệt về sự nhiệt tình, óc sáng tạo và hy vọng. Họ được mời gọi để cảm thấy trách nhiệm của họ trong việc chuyển giao đức tin.”
Xem tiếp…